Page 457 - Phẩm Tam Quốc
P. 457
lường.
Thế lực chính trị thứ ba là “đại tộc thế gia Giang Đông”, gọi là “Giang
Đông sĩ tộc”, ở đây, quan trọng nhất là “tứ đại gia tộc”: Ngu, Ngụy, Cố, Lục.
Ngu thị và Ngụy thị ở quận Cối Kê, Ngu xếp trước, Ngụy xếp sau, nhân vật
đại biểu là Ngu Phiên và Ngụy Đằng. Cố thị và Lục thị ở quận Ngô, Cố xếp
trước, Lục xếp sau, nhân vật đại biểu là Cố Ung và Lục Tốn. Cơ ngơi của “tứ
đại gia tộc” này khác nhau, số phận của bốn nhân vật đại biểu trên cũng khác
nhau. Lục Tốn, Cố Ung “ra trận vào triều đều là tướng”, đứng đầu văn võ
trong chính quyền Đông Ngô; Ngu Phiên hai lần bị giáng, cuối cùng chết ở
nơi đi đầy; Nguy Đằng cũng hai lần suýt bị giết. Có một lần Tôn Sách định
giết Nguỵ Đằng, may được Ngô phu nhân cứu sống. Chuyện này đã nói trong
tập Cơ nghiệp Đông Ngô.
Đây là “bản đồ chính trị” khu vực Giang Đông sau khi Tôn Sách vượt
sông. Ở đó có nhiều chỗ đánh dấu bằng “ba mầu” đỏ, vàng, lam. Màu đỏ là
“tướng lĩnh Hoài Tứ”, vàng là “Bắc sĩ lưu vong”, lam là “sĩ tộc Giang Đông”.
Hồng là vũ khí, vàng là bút mực, lam là tiền bạc. Thái độ của họ đối với
chính quyền của Tôn Sách cũng khác nhau. “Tướng lĩnh Hoài Tứ” (vũ khí)
thì ủng hộ; “Bắc sĩ lưu vong” (bút mực) thì chờ xem; “sĩ tộc Giang Đông”
(túi tiền) thì chống lại. Phần trước đã nói rõ nguyên nhân, Tôn Sách là hàn
tộc ở Giang Đông, phát tích ở Giang Tây, nghịch thần ác bá, xâm nhập quê
hương, còn răn đe giết hại anh hào. Chính vì thế mà sĩ tộc Giang Đông phản
cảm, cảnh giác, hãi hùng và bài xích.
Nhưng Tôn Quyền muốn thành đại nghiệp, cần phải cắm rễ ở Giang Đông,
cần phải được sĩ tộc Giang Đông ủng hộ. Lúc này là buổi đầu chưa có được
điều đó, nên phải tìm đến sự ủng hộ khác. Như vậy biểu hiện của Chu Du và
Trương Chiêu mang tính chất quyết định. Phần trước đã nói, Chu Du là lãnh
tụ “tướng lĩnh Hoài Tứ”. Chu Du ủng hộ Tôn Quyền, Tôn Quyền có vũ khí,
sự việc được giải quyết quá nửa. Sự ủng hộ của Trương Chiêu cũng rất quan
trọng, Trương Chiêu vốn là “tân khách ngụ cư”, thuộc thế lực chính trị thứ
hai. Trương Chiêu tuy không là “lãnh tụ” nhưng lại có sức ảnh hưởng có sức
hiệu triệu, có “tác dụng mô phạm dẫn đầu”. Trên thực tế, sau khi Trương
Chiêu “đưa đồng liêu đến phò tá” thì số “Bắc sĩ lưu vong” còn có thái độ
thăm dò trong thời Tôn Sách, đã bắt đầu bước vào mạc phủ của Tôn Quyền.
Như vậy, Tôn Quyền đã có bút mực. Có người được Tôn Quyền chiêu mộ
(Thị Nghi), có người tự tìm đến (Gia Cát Cẩn), có người được Trương Chiêu
giới thiệu (Nghiêm Tuấn).