Page 460 - Phẩm Tam Quốc
P. 460
lửa. Huống hồ khi hai bên gặp nhau, Lỗ Túc nói nhiều về “dựng hiệu đế
vương để đoạt thiên hạ”, đề xuất bản Long Trung đối của Đông Ngô “tân
khách ngụ cư” nhằm “chia ba thiên hạ”. Tôn Quyền đã hết sức cảm kích,
thậm chí là cảm động. Vì vậy, sau nhiều năm, lúc trò chuyện với Lục Tốn,
Tôn Quyền nói “Ta cùng nói vui thì đã bàn ngay đến nghiệp lớn đế vương, đó
là cái khoái nhất vậy”.
Lại nói tới con đường và chức vụ đến với tập đoàn Tôn thị, không phải bắt
đầu từ Lỗ Túc, cũng không phải chỉ có mình Lỗ Túc. Nhưng họ hoặc là được
Tôn Quyền chiêu mộ (như Bộ Trắc), hoặc là được Đổng Nhân tiên cử (như
Nghiêm Tuấn) và đa phần đảm nhiệm chức văn (như Gia Cát Cẩn là trưởng
Sử, Bộ Trắc là chủ ký). Lỗ Túc do Chu Du tiến cử, về sau nhận chức võ.
Chính quyền tập đoàn Tôn thị vốn là cơ cấu do Trương Chiêu cầm đầu văn,
gồm đa phần là Bắc sĩ lưu vong; Chu Du cầm đầu võ, đa phần là tướng lĩnh
Hoài Tứ. Lỗ Túc xuất hiện và nhận chức đã phá vỡ lệ đó. Ít ra cũng chứng tỏ
là “thế lực thứ nhất” (tướng lĩnh Hoài Tứ) và “thế lực thứ hai” (Bắc sĩ lưu
vong) đã hợp lại. Hơn nữa, Bắc sĩ lưu vong đã có thể nhập vào hệ thống quân
sự do tướng lĩnh Hoài Tứ làm chủ, vậy thì sau này sĩ tộc Giang Đông sao lại
không thể? Trên thực tế, đã có Lục Tốn – một danh tướng sau Chu Du, Lỗ
Túc, Lã Mông, xuất thân từ sĩ tộc Giang Đông, một tộc lớn nhất trong “tứ đại
gia tộc” ở Ngô quận.
Phân tích như vậy mới thấy ý nghĩa to lớn của việc Lỗ Túc tham gia liên
minh, mới thấy vai trò của Lã Mông. Lã Mông là một trong “tứ đại anh
tướng” của Tôn Quyền (bốn vị thượng du thống soái, là Chu Du, Lỗ Túc, Lã
Mông, Lục Tốn). Lã Mông là người thay thế chức quân của Lỗ Túc, cũng là
người tiến cử Lục Tốn thay thế mình. Cuộc đời Lã Mông cũng khá đặc biệt.
Theo Tam quốc chí – Lã Mông truyện, chúng ta biết, Lã Mông người huyện
Phú Pha, quận Nhữ Nam (nay là thị trấn Phụ Dương, An Huy), không thuộc
“sĩ tộc Giang Đông”. Từ nhỏ theo anh rể Đặng Đương qua sông xuống miền
Nam. Gia cảnh lúc đó nghèo hèn (nghèo khổ không nhà cửa), không được đi
học (ít đọc sách), vì vậy không thuộc “Bắc sĩ lưu vong”, chỉ là “bình dân
vượt sông xuống Nam”. Tôn Sách phát hiện ra Lã Mông, luôn cho làm thị vệ
ở cạnh, về sau được Trương Chiêu tiến cử, lúc anh rể qua đời, được thay làm
Biệt bộ tư mã. Lã Mông đã có chức vụ nhỏ và được coi là người trong “tập
đoàn quân sự Hoài Tứ”.
Trên thực tế, phải vất vả lắm Lã Mông mới có chức, tuy “Biệt bộ tư mã”
chỉ là chức đầu mục trong quân. Sau khi thay thế, Tôn Quyền đã tinh binh