Page 464 - Phẩm Tam Quốc
P. 464
thì đừng làm Ngô vương nữa! Ngô vương làm được, sao Ngô đế không làm
được? Vì vậy quần thần cho Tôn Quyền từ chối là làm trò, vì thế mới kiên trì
(mời lại lần nữa). Tôn Quyền hết cách đành phải nói ra một chút sự thực. Tôn
Quyền nói, vì sao quả nhân lại nhận phong hiệu của Tào Nguỵ? Vì lúc đó
Lưu Huyền Đức sắp đánh tới (chỉ trận chiến ở Di Lăng), phía Tào Nguỵ lại
có ý muốn giúp chúng ta. Quả nhân hiểu rõ, giúp đỡ như vậy khác gì là ép
buộc. Nếu quả nhân không cúi đầu xưng thần, họ sẽ cùng Lưu Bị đánh thẳng
tới (cùng phía tây đánh tới), khiến chúng ta “hai phía đều có giặc”. Hậu quả
thực nghiêm trọng, vì vậy, quả nhân không thể không nén nhịn “nhận sự
phong vương”. Ý đồ đó (nhận ở dưới người khác), quả nhân biết các vị chưa
thực rõ (chưa biết hết), nhân tiện giải thích như vậy (xin nói như vậy)!
Nói như vậy mới đúng có một phần. Điều đó giải thích vì sao năm Hoàng
Sơ thứ II (Công nguyên năm 221) lại nhận phong, nhưng chưa giải thích
được vì sao năm Hoàng Võ thứ II (Công nguyên năm 223) lại không xưng đế.
Vì chúng ta đều biết, lúc này Lưu Bị đã bại trận ở Di Lăng, Tôn Quyền và
Tào Phi đã trở mặt. Tôn Quyền và Tào Phi trở mặt trước đó một năm (Công
nguyên năm 222). Đây là nguyên nhân khiến Tôn Quyền đổi hiệu Hoàng Võ.
Tam quốc chí – Ngô chủ truyện nói, “Quyền đổi niên hiệu, giữ vững Lâm
Giang”. Ý tứ rất rõ ràng: Quả nhân không coi ngươi là hoàng thượng, không
dùng niên hiệu của ngươi nữa, muốn đánh thì cứ đến mà đánh! Kể cũng lạ,
Tôn Quyền đã trở mặt với Lưu Bị và Tào Phi, thì việc gì còn phải chờ đợi
nữa?
Lý lẽ thật đơn giản. Chính vì trở mặt nên không còn cảm giác an toàn.
Thực tế thì vấn đề lớn nhất của Tôn Quyền là không còn cảm giác an toàn.
Theo Tam quốc chí – Ngô chủ truyện, trước khi nhận phong hiệu của Tào
Phi, Tôn Quyền từng có lệnh đến chư tướng. Tôn Quyền nói, khi sinh tồn thì
đừng quên sự diệt vong (tồn không quên vong), khi được an toàn phải nghĩ
đến lúc nguy hiểm (an tất nghĩ nguy), đó là bài học tốt nhất mà người xưa để
lại (bài học hay của người xưa). Huống hồ các vị đang ở biên cảnh (thân tại
biên cương), trước mặt là kẻ địch mạnh (hổ lang giao tiếp), lẽ nào có thể sơ
suất không nghĩ tới điều lạ (khinh suất không nghĩ đến tai hoạ)! Rõ ràng, Tôn
Quyền luôn coi Tào, Lưu là “hổ báo”, luôn phải đề phòng.
Có điều Tôn Quyền cũng biết, Tào Ngụy không dễ chơi, nhưng có thể
tránh được. Vì vậy, sau khi trở mặt “vẫn còn đi lại với Ngụy Văn đế”. Bên
phía Lưu Bị cũng không nên đắc tội nhiều, cái gì tốt vẫn nên thu. Tốt nhất,
không nên đắc tội với hai nhà hoặc là vừa đẩy vừa kéo, đừng làm điều gì quá