Page 466 - Phẩm Tam Quốc
P. 466

hiệp khí trong người, nên vừa nhận chính quyền đã nhanh chóng ổn định.

               Phần trên đã nói, vào năm Tôn Quyền vừa thay thế, Lỗ Túc được Chu Du
               khuyên tiến đã về với Tôn Quyền, đã có quy hoạch to lớn giúp Tôn Quyền,
               xác định phải “dựng hiệu đế vương giành thiên hạ”. Lúc đó Tôn Quyền đã
               nói như thế nào? Tôi nói một câu chẳng mặn mà gì: để phò tá Hán thất, Tôn
               mỗ sẽ làm việc hết mình (tận lực để phò tá Hán thất). Bởi tướng quân chưa
               thể nghĩ và chưa thể làm được như điều ngài nói (chưa theo được lời đó).
               Theo tôi, đó là mấy lời khách sáo. Vì tình hình lúc đó, đúng như Lã Bố nói,

               “Quận quận muốn làm đế, huyện huyện muốn xưng vương” (xem lời Lã Bố
               và Tiêu Kiến Thư ghi trong chú dẫn Anh hùng ký của Bùi Tùng Chi ở Tam
               quốc chí – Lã Bố truyện) không ít người muốn làm Hoàng đế. Người khác
               muốn, Tôn Quyền không muốn chăng? Theo tôi là muốn. Theo Tam quốc chí
               – Lỗ Túc truyện, Tôn Quyền xưng đế sau 22 năm, trước khi lên đàn còn quay
               lại nói với mọi người, bấy giờ Lỗ Tử Kính đã nghĩ tới hôm nay, thực là “thấu

               rõ sự đời”. Rõ ràng “chưa theo được lời đó” là chưa thành thực, “thấu rõ sự
               đời” mới là thực. Có điều, thực lực của tập đoàn Tôn thị, năng lực của cá
               nhân Tôn Quyền khi đó chưa đủ để thực hiện ước mơ làm Hoàng đế, vì vậy
               mới qua loa vài câu cho xong chuyện.

                  Sự việc đó nói rõ điều gì? Tôn Quyền biết nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn là tố chất
               cần thiết của nhà quân sự, nhà chính trị. Những ai đã đọc Tào Quế luận chiến
               thì đều rõ: “Ra trận phải có dũng khí. Hăng xong rồi sẽ yếu, yếu rồi sẽ kiệt”.
               Tức là, khi hai bên đang dàn trận, ai biết nhẫn nhịn người đó sẽ hơn. Nếu
               địch mạnh ta yếu, lại càng phải nhẫn nhịn, nếu không là tự chuốc lấy diệt

               vong. Vì vậy, các nhà chính trị, nhà quân sự thành công đều là những người
               nhẫn nhịn trước, sau mới khắc địch, giành thắng lợi. “Địch tiến ta lui, địch
               ngừng ta quấy, địch mỏi ta đánh, địch chạy ta đuổi”, trước hết là phải nhẫn
               nhịn (địch tiến ta lui), sau đó làm cho địch không nhịn được (địch ngừng ta
               quấy), cuối cùng mới có thể khắc địch giành thắng lợi.

                  Thực tế là trong quá trình sáng nghiệp, Tôn Quyền luôn biết nhẫn nhịn.
               Theo lời chú của Bùi Tùng Chi cuối thiên Tam quốc chí – Ngô chủ truyện,
               Phó Huyền thời Tấn nói tới sự khác nhau giữa Tôn Sách và Tôn Quyền, nói
               tác phong của Tôn Sách “sáng suốt độc đoán, sức mạnh hơn người”, sách
               lược  của  Tôn  Quyền  “biết  chờ  thời  cơ,  binh  không  manh  động”,  cho  nên

               “đánh ít bại và Giang Nam yên ổn”. Đúng, Tôn Quyền tuy “Làm chủ Đông
               Nam, chiến tranh không dứt” nhưng về cơ bản chỉ đánh những trận có đảm
               bảo. Và đã chủ động xuất kích thì luôn giành thắng lợi hoặc không có tổn thất
               lớn.  Như  năm  Kiến  An  thứ  VIII  đánh  Hoàng  Tổ,  kết  quả  “phá  tan  quân
   461   462   463   464   465   466   467   468   469   470   471