Page 471 - Phẩm Tam Quốc
P. 471
nhân vậy; lấy Kinh châu, quân không đổ máu là trí vậy), cuối cùng nói thêm:
“giữ ba châu nhìn thiên hạ chằm chằm là hùng vậy; khuất mình dưới bệ hạ là
lược vậy”. Rõ ràng chưa! “Khuất mình dưới bệ hạ” là sự dao động, “nhìn
thiên hạ chằm chằm” mới là thực.
Vấn đề không phải ở chỗ Tôn Quyền có thể nghĩ như vậy, có thể nói như
vậy, mà đây là lời nói của sứ thần trước mặt Tào Phi, thế mới là giỏi. Điều đó
nói lên điều gì? Nói rõ Tôn Quyền không chỉ có thể khom lưng mà còn có thể
ngẩng đầu. Và ngay cả khi “Khuất mình dưới bệ hạ” thì đầu vẫn ngẩng lên.
Tôn Quyền khom lưng nhưng không quỳ gối, quỳ gối nhưng không đầu hàng,
ngạo xương nhưng không ngạo khí, có thể co có thể duỗi, có thể duỗi có thể
co. Sứ thần của Tôn Quyền cũng chẳng kém cạnh gì trước mặt Tào Phi. Theo
chú dẫn Ngô thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Ngô chủ truyện,
Triệu Tư còn có buổi nói chuyện nữa với Tào Phi, cậy mình học vấn tốt là
nhà thơ lớn nhà lý luận lớn, Tào Phi với bộ mặt trào lộng đã hỏi Triệu Tư:
Ngô vương cũng hiểu học thuật chứ? Triệu Tư nói, Ngô vương giữ hàng ngàn
dặm đường sông, thống soái trăm vạn hùng binh, dẫn đầu nhiều người hiền
tài. Chí hướng Tôn Quyền cao như núi dài như sông. Vì vậy, Tôn Quyền tuy
đọc hàng đống sách nhưng không hề bới lông tìm vết, tầm chương trích cú.
Tào Phi lại hỏi trẫm có thể đánh nước Ngô không? Triệu Tư nói, bệ hạ có
quân đội của bệ hạ, vua của thần có sự phòng vệ của Người (nước lớn có
quân chinh phạt, nước nhỏ có phòng vệ kiên cố). Tào Phi hỏi nữa, nước Ngô
có sợ Đại Ngụy của ta không? Triệu Tư nói, tinh binh cường tướng trăm vạn
hùng binh, Trường Giang Hán Thuỷ lại có thành cao hào sâu, sợ cái gì! Tào
Phi hỏi tiếp, bên nước Ngô, người giống như các hạ đây có nhiều không?
Triệu Tư nói, có chừng chín, mười người thông minh đặc biệt! Còn như thần
đây thì “vô khối, không sao đếm xuể”.
Triệu Tư nói đúng, trong thâm tâm Tôn Quyền đang nhìn “thiên hạ chằm
chằm”. Và Tôn Quyền biết nhẫn nhịn, biết trở mặt, biết khom lung, biết
ngẩng đầu, nên cuối cùng đã thực hiện được mục đích của mình. Theo Tam
quốc chí – Ngô chủ truyện, mùa xuân niên hiệu Hoàng Long năm đầu (Công
nguyên năm 229), quần thần lần nữa khuyên tiến. Lần này Tôn Quyền không
từ chối và đã lên ngôi Hoàng đế ở Nam giao Vũ Xương (nay là thị trấn Ngạc
Châu, Hồ Bắc). Vì sao lúc này Tôn Quyền lại không sợ? Vì ba năm trước Tào
Phi đã qua đời, Tào Duệ kế vị, Tôn Quyền thấy không đáng sợ. Bên phía
Thục Hán, Gia Cát Lượng cầm quyền, là người kiên quyết chủ trương phải có
liên minh Ngô – Thục. Chính quyền trong nước đã “Giang Đông hoá”, bước
đầu ổn định. Từ lâu Lục Tốn đã là thống soái, Cố Ung là thừa tướng (niên