Page 474 - Phẩm Tam Quốc
P. 474

đáng” là không đúng, phải nói là “rất quá đáng”. Bản thân Tôn Quyền cũng

               giết người, nên đã nói như vậy. Còn việc đánh giá cách dùng người của Tào
               Tháo, cần phải nói công bằng khách quan, vì đây là cuộc chuyện trò giữa
               những người trong nhà với nhau, không cần phải nịnh bợ Tào Tháo – vừa là
               “kẻ thù” vừa là kẻ “sát nhân”. Vả Tôn Quyền cũng là “chủ nhân” cũng biết
               dùng người, việc gì phải cố ý tâng bốc người khác? Trên thực tế, mức độ
               dùng người của Tôn Quyền cũng chỉ ở dưới Tào Tháo. Trong Lưu Bị truyện,
               ngài Trương Tác Diệu cũng nói, “đạo dùng người của Tôn Quyền cao hơn

               Lưu Bị”. Ngay như nước địch cũng không thể không bái phục Tôn Quyền
               giỏi dùng người. Vào tháng chín, niên hiệu Hoàng Võ thứ III (Công nguyên
               năm 224), lúc thống lĩnh đại quân chuẩn bị đánh Ngô, Tào Phi từng đứng trên
               bờ Trường Giang mà cảm thán “Đây có người tài, chưa thể lấy được”, rồi cho
               lui quân. Trong Tam quốc chí – Ngô chủ truyện có ghi lời này. Cũng vậy, khi
               Gia Cát Lượng nói vì sao không thể trở mặt với Đông Ngô, một trong những

               lí do là “ở đó người tài quá đông, người người tập mục”. Xem lời chú dẫn
               Hán Tấn Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng
               truyện.  Tập  mục  là  hoà  mục.  “Ở  đó  người  tài  quá  đông,  người  người  tập
               mục” là người tài chật ních, trên dưới cùng lòng cùng đức. Đó là đặc điểm
               thời đầu của tập đoàn Tôn Quyền (thời cuối thì ngược lại, sau này sẽ nói).
               Hơn nữa, nhân tài là thủ hạ của Tôn Quyền nhiều không kể hết. Về võ tướng,
               sau Chu Du có Lỗ Túc, sau Lỗ Túc có Lã Mông, sau Lã Mông có Lục Tốn,

               về năng lực trình độ, trên dưới gần như nhau. Lục Tốn văn võ toàn tài. Về
               văn thần có Trương Chiêu, Cố Ung, Gia Cát Cẩn, Bộ Trắc, một thời nổi danh.

                  Thực kỳ lạ, vì sao Đông Ngô lại có sức hút mạnh như vậy?
                  Đương nhiên, nguyên nhân có ở nhiều mặt nhưng khẳng định rằng, một
               trong những nguyên nhân quan trọng là Tôn Quyền giỏi dùng người. Vì sao
               Tôn Quyền lại giỏi dùng người? Phải nói thế này, Tôn Quyền hiểu rất nhiều

               người tài ở nước khác và rất muốn có họ. Ví dụ Tôn Quyền từng đoán rằng
               một khi Gia Cát Lượng qua đời thì Dương Nghi và Ngụy Diên “tất sẽ nhiễu
               loạn”,  chuyện  này  đã  nói  trong  tập  “Hoạ  từ  bên  trong”.  Tôn  Quyền  trò
               chuyện với Phí Y; Tôn Quyền rất tán thưởng Phí Y. Lần đầu Phí Y sang sứ
               nước Ngô, Tôn Quyền rất xem trọng, theo Tam quốc chí – Phí Y truyện, lúc
               đó với thân phận là “Chiêu tín hiệu úy”, Phí Y sang sứ nước Ngô, theo lệ Tôn

               Quyền mở tiệc khoản đãi. Tôn Quyền vốn là người giỏi ăn giỏi nói (tính tình
               vui vẻ), bắt đầu những câu chuyện vui (hết sức trào lộng). Bọn thủ hạ của
               Tôn Quyền như Gia Cát Khắc, người người mồm mép ghê gớm. Kết quả bữa
               tiệc thành nơi “cười cợt không dứt”, về phần Phí Y vẫn “đáp lại bằng những
   469   470   471   472   473   474   475   476   477   478   479