Page 469 - Phẩm Tam Quốc
P. 469
được Tôn Quyền dẫn rất khéo. Như tháng bảy năm Hoàng Sơ thứ II (Công
nguyên năm 221), Lưu Bị đến đánh, Tôn Quyền liền xưng thần với Tào Phi.
Tháng sáu năm sau (Công nguyên năm 222), Tôn Quyền đánh bại Lưu Bị, đã
trở mặt luôn. Chừng đến tháng Chín, Tào Phi sai Tào Tu, Tào Nhân, Tào
Thực chia quân làm ba đường đánh tới, Tôn Quyền liền quay lại xin hoà với
Lưu Bị, mặc dù lúc này Lưu Bị đang là bại tướng dưới trướng. Rõ ràng đây
không phải là phản phúc vô thường mà là cung cách của người hay bị đánh,
biết phải làm gì để từ trong kẽ hở đó có thể sinh tồn và phát triển.
Có người, đã biết điều đó, như Lưu Hoa, Lưu Hoa cho rằng không nên tin
việc Tôn Quyền xưng thần. Theo Tam quốc chí – Lưu Hoa truyện, Lưu Hoa
nói với Tào Phi, người Ngô ở xa, ngoài Trường Giang và Hán Thuỷ (xa xôi
bên ngoài Giang và Hán), từ lâu đã không có ý thần phục (không có bụng
thần phục từ lâu), sao bỗng dưng chạy đến biểu lộ sự trung thành? Nhất định
vì “ngoại bức trong loạn” mới đến làm chúng ta dao động. Trên thực tế, Tôn
Quyền đâu chỉ làm dao động một lần? Trước đây đã thường làm dao động.
Phía Đông Ngô không chỉ có Tôn Quyền biết làm dao động? Nhiều người
khác cũng biết. Lúc Quan Vũ đánh Tương, Phàn, Lã Mông và Lục Tốn đã
làm cho Quan Vũ dao động đấy thôi? Đó là cái gì? Như lời của Bùi Tùng Chi
trong chú dẫn Phó tử, đó là “cái lợi của nước nhỏ”. Nhược tiểu, không nên
cứng quá, phải có biện pháp, phải biết uốn mình cầu toàn, thậm chí phải
quanh co để cứu nước.
Làm được như vậy không phải dễ, không chỉ phải nhẫn nhịn, biết trở mặt,
còn phải biết cong lưng uốn gối. Tôn Quyền làm được điều này. Cứ như việc
nhận sách phong của Tào Phi, thực không đơn giản. Trước đây, cùng đứng
cùng ngôi, bây giờ phải cúi đầu xưng thần, một sự thay đổi lớn? Trước đây
chỉ mặt mắng chửi người ta là “giặc Hán”, lúc này lại uốn gối gọi người ta là
“hoàng thượng” liệu có làm được như vậy không? Trước đây luôn miệng là
“hết sức phò tá nhà Hán”, bây giờ đến làm “Ngụy thần”, biết giải thích sao
đây? Vì vậy có nhiều người ở Giang Đông không đồng tình. Tôn Thịnh cũng
nói, nếu theo “lời bàn của quần thần” thì cả đời xưng là “Hán tướng”, không
xưng là “Ngụy thần”, há chẳng phải “đạo nghĩa hợp tình, mà đức nhân cảm
hoá trăm đời sao?” Tôn Thịnh còn nói, giữ nghĩa thì không nhục, đến như Bá
Di, Thúc Tề, Lỗ Trọng Liên còn chịu được hai chữ “thất phu”, đàng này chỉ
là “vua một nước” trong “thiên hạ chia ba” sao không làm được?
Đó là lời nói trong sách vở. Làm người cũng nên như Bá Di, Thúc Tề
“không ăn gạo nhà Chu” hoặc Lỗ Trọng Liên “vì nghĩa không chịu tôn xưng