Page 472 - Phẩm Tam Quốc
P. 472
hiệu Hoàng Võ năm thứ IV, tức Công nguyên năm 225). Tôn Quyền có thể
yên tâm, lộn phải hoàng bào, mặc vào người.
Tôn Quyền tính toán không sai. Tôn Quyền xưng đế được các nước láng
giềng thừa nhận. Tháng sáu, Gia Cát Lượng phái Vệ uý Trần Chấn đến chúc
mừng. Hai nước ký “điều ước không xâm phạm lẫn nhau”, cùng nhau tiêu
diệt Tào Ngụy, “phi Hán và Ngô, không ai thăng nhiệm được” và hẹn nhau
“Nếu ai hại Hán thì Ngô sẽ đánh; nếu ai hại Ngô thì Hán sẽ đánh”. Trên giấy
họ còn có dự án phân chia địa bàn của Tào Ngụy: Dự châu, Thanh châu, Từ
châu, U châu thuộc Ngô, Duyện châu, Ký châu, Tinh châu, Lương châu thuộc
Thục, Tư châu mỗi nhà một nửa. Lúc này cách lúc Tào Phi xưng đế (Công
nguyên năm 220) là 9 năm, cách lúc Lưu Bị xưng đế (Công nguyên năm 221)
là 8 năm. Tôn Quyền thực biết nhẫn nhịn.
Thực tế Tôn Quyền không phải tầm thường mà rất anh vũ, thậm chí đã tự
lên ngựa bắn hổ. Tôn Quyền cũng không hề để lộ mình là nhạy bén, như ở
trận Xích Bích. Nhưng Tôn Quyền rất hiểu, trước hết bản thân phải là “vị vua
biết giữ”, sau đó mới thành “vị vua khai sáng”. Con đường của Tôn Quyền
trước hết phải thức thời, sau mới thành tuấn kiệt; trước hết vờ là Tôn Tử, sau
mới thành bá vương. Vì vậy Tôn Quyền có thể che giấu sự sắc sảo của mình,
hoặc “đôi lúc mới lộ ra”. Trần Thọ nói: Tôn Quyền có “sự kỳ tài của Câu
Tiễn”, có thể là nguyên nhân đó. Cũng tức là, đặc điểm của Tôn Quyền là anh
vũ hào hùng lại có tài che giấu nhẫn nhịn.
Xem ra, Tôn Quyền còn là người có sức hấp dẫn, nhưng như vậy là chưa
đủ. Hạng Võ, Viên Thiệu cũng có sức hấp dẫn, nhưng vì sao lại không thành
công? Vì không biết dùng người. Tôn Quyền thành công vì Tôn Quyền biết
dùng người. Vậy, Tôn Quyền có đặc điểm gì lúc dùng người?