Page 473 - Phẩm Tam Quốc
P. 473

§45. TÌNH TRỜI HẬN BIỂN

                  Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, Gia Cát Lượng là người lãnh đạo chủ yếu
               thời Tam Quốc. Đặc điểm của họ là biết dùng người, vì vậy mới được mọi

               người ủng hộ, tạo nên thế chân vạc. Nhưng tác phong và cách làm của từng
               người là khác nhau. Vậy đặc điểm của Tôn Quyền là gì? Tác phong của Tôn
               Quyền  biểu  hiện  ở  mặt  nào?  Và  được  hình  thành  như  thế  nào,  đã  đầy  đủ
               chưa?

                  Ở  tập  trước,  chúng  ta  đã  nói  sơ  qua  về  con  đường  thành  công  của  Tôn
               Quyền. Ở đây, chúng ta nhìn thấy nguyên nhân về mặt sách lược chính trị và
               tố chất con người Tôn Quyền, tức là lòng có chí lớn, không lộ sự sắc bén,
               hiểu đời biết thế, co được duỗi được. Như lời Triệu Tư – sứ thần nước Ngô,
               tức là “hùng lược”. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên nhân khiến
               Tôn Quyền thành công. Muốn nói tương đối toàn diện e phải dùng tám chữ

               trong  lời  bình  Ngô  chủ  truyện  của  Trần  Thọ  là  “Uốn  mình  nhẫn  nhục,  sử
               dụng  kế  hay”.  Trần  Thọ  cho  rằng,  vì  thế  nên  Tôn  Quyền  mới  có  thể  độc
               chiếm Giang Đông (tự chiếm Giang Biểu), hình thành thế chân vạc. Cũng tức
               là nói, Tôn Quyền thành công vì có ba nguyên nhân: nhẫn nhục với trọng
               trách, túc trí đa mưu, khéo biết dùng người. Hai nguyên nhân đầu, ít nhiều đã
               nói ở tập trước. Ở tập này, chúng ta nói tới cách dùng người của Tôn Quyền.

                  Chúng ta đều biết, Tam Quốc là thời đại nhân tài như mây gió gặp gỡ. Tào
               Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, Gia Cát Lượng là những người lãnh đạo chủ yếu
               của thời Tam Quốc và đều là những người giỏi dùng người. Đúng như lời

               Triệu Dực nói trong Nhị thập nhị sử trát ký, “nhân tài thịnh nhất ở thời Tam
               Quốc, chủ của thời Tam Quốc đều biết dùng người, nên được nhiều người
               ủng hộ, mới thành được thế chân vạc”. Nếu cần có “bảng xếp thứ tự” (chỉ là
               việc dùng người; không phải đánh giá toàn diện) thì Tào Tháo là người xếp
               hàng đầu. Tào Tháo giỏi dùng người, từng nổi tiếng thời đó. Tôn Quyền nói
               về cách dùng người của Tào Tháo “Từ xưa ít có”. Tôn Quyền đã nói với Gia
               Cát Lượng như vậy, ý muốn nói, Tào Ngụy ngày một sa sút “Phi so với Tháo,
               vạn lần không bằng, nay Duệ không bằng Phi, do Phi không bằng Tháo vậy”.

               Nhưng Tôn Quyền đánh giá Tào Tháo lại rất “nghiêm khắc”. Theo Tam quốc
               chí – Gia Cát Cẩn truyện, Tôn Quyền nói với Gia Cát Lượng, Tào Tháo có
               phần quá đáng khi sát phạt (dùng sát phạt là hơi quá); về phần li gián thân
               tình cốt nhục thì thực khốc liệt (li gián cốt nhục người khác quá khốc liệt).
               Còn như việc dùng người (Khanh tướng), xưa nay ít thấy (từ xưa ít có).

                  Lời của Tôn Quyền có thể nói lại. Nói Tào Tháo “sát phạt có phần quá
   468   469   470   471   472   473   474   475   476   477   478