Page 461 - Phẩm Tam Quốc
P. 461

giản chính, lúc này “tiểu tư mã” có cơ phải “dịch chuyển ra Quan Đình”. Lã

               Mông biết điều đó, nên đã vay tiền sắm quân trang, lo luyện quân, khiến Tôn
               Quyền vô cùng thích thú khi đến thị sát. Từ đó Tôn Quyền bắt đầu chú ý đến
               Lã Mông, dạy Lã Mông đọc sách, cho Lã Mông quân đội, giúp Lã Mông
               trưởng thành trong chiến đấu. Lã Mông không phụ sự kỳ vọng đó, để Lỗ Túc
               gặp  mặt  mọi  người.  Vì  vậy,  về  sau  mỗi  lần  trò  chuyện  với  Lục  Tốn,  Tôn
               Quyền đều nói, cô chỉ nghĩ Tử Minh (Lã Mông) không sợ gian khó, gan dạ
               (quả cảm không từ nan), không ngờ Lã Mông “có học vấn, tài mưu lược”,

               chẳng mấy chốc sẽ như Chu Công Cẩn! Thực tình thì Tôn Quyền có nhiều
               công sức trong chuyện này. Xét theo nghĩa đó thì Lã Mông là người được
               Tôn Quyền phát hiện và bồi dưỡng.

                  Từ đây cho thấy, Lỗ Túc ít nhiều quan hệ với ba thế lực chính trị, tướng
               lĩnh Hoài Tứ, Bắc sĩ lưu vong, sĩ tộc Giang Đông, còn Lã Mông thì không. Vì
               vậy, nếu nói đại diện cho ba thế lực chính trị trên “bản đồ chính trị” của Tôn
               Quyền là ba màu đỏ, vàng, lam, thì đại diện cho Lỗ Túc, Lã Mông là màu
               nâu.

                  Nhưng Tôn Quyền rất cần màu nâu. Lúc đầu, Tôn Quyền cần màu nâu để
               có thể điều hoà với ba màu kia. Sau này càng cần màu nâu làm màu quá độ,
               để điểu hoà màu sắc chủ đạo trong chính quyền, từ mầu hồng của tướng lĩnh
               Hoài Tứ, màu vàng của Bắc sĩ lưu vong dẩn dần biến thành màu lam của sĩ

               tộc Giang Đông. Ngài Điền Dư Khánh nói, con đường dựng nước của Tôn
               Quyền là quá trình “Giang Đông hoá”. Để làm rõ quan điểm này có thể nhìn
               vào  bốn  vị  từng  nhận  chức  Thượng  du  thống  soái;  Trước  hết  là  Chu  Du
               (tướng lĩnh Hoài Tứ) đến Lỗ Túc (Bắc sĩ lưu vong), đến Lã Mông (bình dân
               qua sông xuống nam) thứ đến Lục Tốn (sĩ tộc Giang Đông).

                  Đây là sự phân tích của người đời sau. Còn đối với các nhân vật lịch sử thì
               đây chỉ là lần mây gió gặp nhau. Đúng như Chu Du nói với Lỗ Túc “là lúc
               tráng sĩ tựa rồng như gió bay lên”. Chu Du còn mượn lời Mã Viện trả lời
               Quang Vũ đế thời Đông Hán: “lúc này, quân không chọn thần, thần cũng sẽ
               chọn  quân”.  Vậy,  vì  sao  Chu  Du  và  Lỗ  Túc  lại  chọn  Tôn  Quyền?  Ở  con

               người đó có điểm gì hơn người, khiến anh hùng hào kiệt khắp nơi phải tìm
               đến?
   456   457   458   459   460   461   462   463   464   465   466