Page 456 - Phẩm Tam Quốc
P. 456

Du thì khác, luôn hành lễ theo quan hệ vua tôi, (một mình tận kính theo lễ

               thần tử), dẫn đầu trong việc xác lập quyền uy của vua Tôn Quyền. Một người
               “cùng mọi người lo phò tá”, một người “một mình tận kính theo lễ thần tử”,
               Tôn Quyền một lúc đứng trên vai hai người, bỗng chốc trở nên cao lớn.
                  Việc Trương Chiêu và Chu Du ủng hộ là cực kỳ quan trọng vì hai người đó

               đều không phải là người “Giang Đông”, lại đại diện cho hai thế lực chính trị.
               Chúng ta đều biết, cũng giống như chính quyền Thục Hán được Lưu Bị xây
               dựng sau khi vào Thục, chính quyền Đông Ngô do Tôn Quyền thành lập cũng
               bao gồm ba phái. Có điều, khi Tôn Quyền thay thế ba phái này chỉ là ba thế
               lực chính trị. Chúng ta cần phải nói thêm về ba thế lực chính trị này, nếu
               không sẽ không sao rõ được rất nhiều tình hình ở Đông Ngô. Tất nhiên chỉ có

               thể nói qua. Nếu muốn biết tường tận hơn, xin đọc Con đường Tôn Ngô lập
               nước của ngài Điền Dư Khánh.
                  Thế lực chính trị thứ nhất là “Tập đoàn quân sự Hoài, Tứ”, gọi tắt là “Hoài

               Tứ tướng lĩnh”, bao gồm quân cũ của Tôn Kiên và Tôn Sách, nói rõ hơn là số
               người từ rất sớm đã theo cha con Tôn Kiên, Tôn Sách Nam chinh Bắc chiến
               giành  thiên  hạ.  Trong  số  này  người  cũ  của  Tôn  Kiên  là:  Trình  Phổ  người
               huyện Thổ Ngân quận Hữu Bắc Bình; Hoàng Cái người huyện Tuyền Lăng,
               quận Linh Lăng; Hàn Đương người huyện Lệnh Chi, quận Liêu Tây. Quân cũ
               của  Tôn  Sách  gồm  có:  Tưởng  Khâm  người  huyện  Thọ  Xuân,  quận  Cửu

               Giang;  Chu  Thái  người  huyện  Hạ  Thái,  quận  Cửu  Giang;  Trần  Võ  người
               huyện Tùng Tư, quận Lư Giang. Chu Du là nhân vật đại biểu cho phái hệ
               này. Chu Du người huyện Thư, quận Lư Giang, từ nhỏ đã “thân tình” với Tôn
               Sách, cùng Tôn Sách từ “Giang Tây” vượt sông đánh tới đây, vừa là “anh em
               thân thiết” vừa là “anh em cọc chèo” với Tôn Sách, trở thành lãnh tụ của phái
               hệ này.

                  Thế lực chính trị thứ hai là “tân khách ngụ cư ở đây”, gọi là “Bắc sĩ lưu
               vong”. Họ vốn từ phương bắc, chạy loạn tới Giang Đông, lúc đầu nhờ cậy
               vào thái thú, châu mục ở Giang Đông, về sau theo về với tướng lĩnh Hoài Tứ
               hoặc đại tộc Giang Đông, nên gọi là “tân khách đến ngụ cư”, như Trương

               Chiêu người Bành Thành; Gia Cát Cẩn người huyện Dương Đô, quận Lang
               Nha; Bộ Chất người huyện Hoài Âm, quận Lâm Hoài; Trương Hoành người
               quận Quảng Lăng; Nghiêm Tuấn người Bành Thành; Thị Nghi người huyện
               Doanh Lăng, Bắc Hải. Họ đều đến “Giang Đông lánh nạn”, nên gọi là “Bắc sĩ
               lưu vong”. Thế lực chính trị này tuy là một phái hệ phân tán, thậm chí không
               thành phái hệ, nhưng vì họ là nhân sĩ từ phương bắc, nên ảnh hưởng thật khó
   451   452   453   454   455   456   457   458   459   460   461