Page 462 - Phẩm Tam Quốc
P. 462

§44. NGỒI MÀ QUYẾT VIỆC Ở ĐÔNG NAM

                  Khác với Tào Tháo và Lưu Bị – tay trắng, gian khổ dựng nghiệp, từ lúc vị
               thành niên, Tôn Quyền đã tiếp nhận cả một cơ nghiệp do cha, anh để lại, có

               cựu thần ủng hộ, người mới phò tá. Nhưng Tôn Quyền lại là người xưng đế
               cuối cùng trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Vì sao Tôn Quyền phải hoãn đi
               hoãn lại? Phía sau sự âm thầm nhẫn nhịn đó, điều gì là trở ngại, phải khổ
               tâm? Tôn Quyền đã làm gì trước những khó khăn để đi tới thành công?

                  Tập trước chúng ta đã nói vấn đề này, cuối cùng thì Tôn Quyền có điểm gì
               hơn người, hút được đám quần hùng. Vấn đề này đáng được bàn bạc. Chúng
               ta đều biết, trong “ba cái đầu lớn” Ngụy, Thục, Ngô, Tôn Quyền là người
               tương đối đặc biệt. Tào Tháo và Lưu Bị tự sáng lập nên cơ nghiệp, phải tự
               xông pha chiến trận để có được giang sơn. Còn Tôn Quyền, là người thay thế.
               Có điều, trong số những người thay thế thì Tôn Quyền là đột xuất nhất. Tào

               Phi chỉ là người hoàn thành lễ đội mũ, nhận “đế nghiệp” do người cha sáng
               lập, còn Lưu Thiền không giữ nổi cơ nghiệp nhỏ nhoi của mình. Chỉ có Tôn
               Quyền mới biết phát triển “bá nghiệp” của cha, anh thành “đế nghiệp”, chả
               trách đời sau đã ca ngợi Tôn Quyền: “tuổi nhỏ đã thành đế nghiệp, không
               ngơi nghỉ ngồi mà quyết trận ở Đông Nam, Thiên hạ anh hùng ai địch nổi?
               Con  cái  Tào,  Lưu  ai  bằng  Tôn  Trọng  Mưu!”  (Nam  hương  tử.  Đăng  Kinh
               khẩu bắc cố đình hữu hoài của Tân Khí Tật), đúng là Tôn Quyền rất giỏi.

                  Mọi người hâm mộ Tôn Quyền. Tào Tháo Nam chinh Bắc chiến, vào sinh
               ra tử mới từ tay trắng phát triển thành nửa giang sơn. Lưu Bị nằm gai nếm

               mật, khổ sở trăm bề, mới thoát cảnh ăn đậu ở nhờ, phát triển thành một vùng.
               Tôn Quyền rất khá, tiếp nhận cơ nghiệp của cha, anh lúc vị thành niên. Trong
               lúc hãi hùng lo sợ đó, đã được Trương Chiêu và Chu Du, cựu thần lão tướng
               thời Tôn Sách, như hai cây cột chống trời, kịp ngăn được hoạ lớn, trời sụp.
               Tiếp đến là Lỗ Túc, Lã Mông, Lục Tốn, Cố Ung trước sau tìm đến như mây
               gió gặp nhau. Tôn Quyền không giống Tào Tháo, Lưu Bị, mỗi lần ra trận
               phải xách gươm, cầm giáo xông lên trước. Nhiều lúc, như trong các trận Xích
               Bích, Di Lăng, Tôn Quyền chỉ ngồi ở hậu phương mà bố lệnh. Vì vậy, nhiều

               người nói Tôn Quyền thật có phúc, thậm chí ngài Chu Trạch Hùng còn gọi
               Tôn Quyền là “phúc soái”.

                  Nhưng Tôn Quyền cũng chẳng dễ dàng gì.
                  Mọi người đều biết, trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô, Tôn Quyền là người
               xưng đế sau cùng. Do Tôn Quyền không muốn? Đương nhiên không phải.
   457   458   459   460   461   462   463   464   465   466   467