Page 486 - Phẩm Tam Quốc
P. 486
cũng mở hồ rượu uống cả đêm, cũng rất vui, có gì là không tốt. Tôn Quyền
không còn gì để nói lại, đành phải tuyên bố bãi tiệc.
Tiếp đến Trần Thọ nói: “Lúc đầu, Quyền định chọn thừa tướng, mọi người
đều nói là Chiêu”. Kể như vậy chỉ để làm vui. Thực tế thì, Trần Thọ nói
chuyện ở đài Lâm Câu trước, nói chuyện chọn thừa tướng sau là muốn giải
câu đố vì sao Trương Chiêu không làm được thừa tướng. Ý muốn nói, sở dĩ
Trương Chiêu không được làm thừa tướng vì Trương Chiêu đã quản việc quá
chặt, quá nghiêm. Ngoài ra, Trương Chiêu địa vị càng cao thì tính tình càng
cứng nhắc. Có lẽ đó là “nghiêm quá nên sợ, cao quá nên xa dần”!
Đúng vậy, Trương Chiêu trình độ rất cao, năng lực rất mạnh, tư cách đàng
hoàng, có nhiều công lao, nên lời nói việc làm đều rất uy nghiêm (sắc mặt
nghiêm nghị, có uy phong). Ngay như Tôn Quyền cũng không dám tuỳ tiện
trò chuyện với Trương Chiêu (cô không dám nói bừa với Trương công). Một
người như vậy làm cố vấn thì được, làm tổng lý thì không hợp. Thực tế thì
Tôn Quyền cũng nói như vậy. Lần thứ hai lúc quần thần tiến cử Trương
Chiêu, Tôn Quyền nói, hình như mọi người nghĩ là trẫm không muốn dùng
Tử Bố? Không phải thế. Công việc của chức thừa tướng thì nhiều mà tính
tình của Trương công lại không hay (công quá cứng). Nếu Trương công
không chịu nghe ý kiến của mọi người thì oán hận và sai lầm lại tiếp tục xảy
ra, thật không có lợi cho Trương công (không ích gì)!
Vấn đề là, Tôn Quyền chọn Tôn Thiệu có thích hợp không? Có vẻ không
thích hợp. Tôn Thiệu không hề có mặt trong Tam quốc chí. Trong lời chú dẫn
Ngô lục của Bùi Tùng Chi qua Ngô chủ truyện cũng chỉ có mấy câu. Nên
Tôn Thiệu bất luận là thừa tướng trước hoặc thừa tướng sau thì chính tích
cũng là bình thường, có gì đáng nói, có gì là thích hợp?
Kỳ thực đáp án là ở đây – Tôn Quyền có yêu cầu gì đặc biệt với chức thừa
tướng của Tôn Thiệu.
Với sự gợi ý của ngài Điền Dư Khánh tôi kết luận như vậy. Ngài Điền Dư
Khánh nói tới vấn đề này trong An Kí Diễm và vấn đề liên quan có hai câu:
“Trương Chiêu là bề tôi mưu lược, nhưng không còn nắm chủ sự; Tôn nắm
quyền lớn trong tay, cũng không riêng dựa vào Trương Chiêu”. Ý muốn nói,
Trương Chiêu đã không quan trọng, Tôn Quyền cũng không cần chức thừa
tướng quan trọng của Trương Chiêu.
Nhưng nói như vậy lại có vẻ lạ. Tôn Quyền đã không hy vọng chức thừa
tướng quan trọng của Trương Chiêu, Trương Chiêu cũng đã hết quan trọng,
vậy vì sao lại không thể tiến cử Trương Chiêu? Rất đơn giản, Trương Chiêu