Page 490 - Phẩm Tam Quốc
P. 490

tuổi. Nhìn vào việc này thấy rõ điều mà ngài Điền Dư Khánh nói “Giang

               Đông hoá”. Chúng ta đều biết, Lục Tốn và Cố Ung đều xuất thân từ sĩ tộc
               Giang Đông. Phần trước đã nói, Giang Đông có “tứ đại gia tộc”: Ngu, Ngụy,
               Cố, Lục. Ngu và Ngụy thì ở Cối Kê, Cố và Lục thị ở Ngô quận. Ngô quận
               cũng có “tứ đại gia tộc”: Cố, Lục, Chu, Trương. Cố Ung là Cố, Lục Tốn là
               Lục đều thuộc “Ngô quận tứ đại gia tộc” còn thuộc “Giang Đông tứ đại gia
               tộc”, bối cảnh các gia tộc đều vô cùng hiển hách. Trước hết Tôn Quyền để
               Lục Tốn là thống soái, Cố Ung là thủ phụ, về sau lại để Lục Tốn thay thế Cố

               Ung là tướng đó chính là tiêu chí “Giang Đông hoá”.
                  Thực tế thì Lục Tốn là nhân vật tiêu biểu cho “Giang Đông hoá” trong
               chính quyền Tôn Ngô. Vì Lục Tốn không chỉ là người của “tứ đại gia tộc”

               Giang Đông và Ngô quận mà giữa Lục gia và Tôn gia còn có hiềm khích.
               “Tòng tổ phụ” (anh hoặc em trai của tổ phụ) của Lục Tốn là Lục Khang. Lục
               Khang là thái thú Lư Giang những năm cuối thời Đông Hán. Theo Hậu Hán
               thư – Lục Khang truyện, lúc Viên Thuật ở Thọ Xuân đến cầu viện Lục Khang
               về quân lương, Lục Khang nghĩ Viên Thuật là “phản nghịch” nên bỏ mặc.
               Viên Thuật tức giận, sai Tôn Sách đi đánh Lục Khang. Chiến tranh kéo dài
               hai năm, cuối cùng thì thành bị phá, hơn một tháng sau, Lục Khang 70 tuổi

               phát  bệnh  qua  đời,  hơn  một  trăm  người  trong  gia  tộc  Lục  thị  đi  theo  Lục
               Khang cũng lâm nạn và chết quá nửa (gặp cảnh đói khát mà chết gần nửa).

                  Vì vậy, hai nhà Lục, Tôn có thù nhà hận nước. Tôn Quyền và Lục Tốn đều
               vẫn còn giữ điều đó trong lòng. Một mặt do nhu cầu chính trị, Tôn Quyền
               không thể không lựa chiều để trọng dụng Lục gia, ví như đem con gái của
               Tôn  Sách  gả  cho  Lục  Tốn.  Mặt  khác,  lúc  cần  trọng  dụng  Lục  Tốn,  Tôn
               Quyền cũng có phần do dự. Theo Lục Tốn truyện và Chu Nhiên truyện trong
               Tam quốc chí, có hai lần Lã Mông đã tiến cử người thay thế mình. Lần thứ
               nhất là lúc Quan Vũ đánh Tương Phàn, Lã Mông vờ ốm trở về Kiên Nghiệp,

               Tôn Quyền hỏi, “ai thay thế khanh”. Lã Mông tiến cử Lục Tốn- Trong tập Áo
               trắng vượt sông, chúng ta đã nói truyện này. Nhưng lúc bấy giờ Lã Mông chỉ
               vờ rời chức, đưa Lục Tốn lên thay là để lung lạc Quan Vũ, nên Tôn Quyền
               bằng lòng ngay. Chờ khi chiến tranh kết thúc, Lã Mông thực sự ốm nặng,
               Tôn Quyền lại hỏi “Ai là người thay thế”, Lã Mông liền tiến cử Chu Nhiên.

                  Điều này đáng được bàn thêm. Thứ nhất, Lục Tốn đã chính thức thay Lã
               Mông  nhận  chức,  vậy  vì  sao  Tôn  Quyền  còn  phải  hỏi  nữa?  Rõ  ràng  Tôn
               Quyền vẫn còn hận thù. Thứ hai, vì sao khi Tôn Quyền hỏi, Lã Mông lại phải
               nói khác? Nên nhớ, trong cuộc chiến tranh lần này, Lục Tốn biểu hiện rất tốt!
   485   486   487   488   489   490   491   492   493   494   495