Page 495 - Phẩm Tam Quốc
P. 495
theo rồng”, ít nhiều có dáng dấp của “Hoài Tứ tướng lĩnh”. Còn một người
nữa là Đằng Dận Thái thú Cối Kê, nhân vật số năm của “Thái tử đảng”, tuy
không thăng quan nhưng vô sự. Lúc Tôn Quyền lâm chung, người này còn là
cố mệnh đại thần. Nguyên nhân rất đơn giản, vì người này giống như Gia Cát
Khắc đều là đời sau của “Bắc sĩ lưu vong”. Ngoài ra còn một nhân vật đặc
biệt nữa là Thị Nghi. Thị Nghi là sư phụ của Lỗ vương Tôn Bá, từ năm thứ V
niên hiệu Xích Ô (Công nguyên năm 242) đã chủ trương giảm bớt sự đãi ngộ
của Tôn Bá, thậm chí xin ra khỏi kinh thành, nhưng cũng không việc gì.
Đương nhiên là không việc gì. Thị Nghi người Doanh Lăng, Bắc Hải, thời
cuối Hán đã “chạy loạn tới Giang Đông”, như vậy đúng là “Bắc sĩ lưu vong”!
Ngược lại, nhìn vào án Nam Lỗ, là người Giang Đông thì không một ai là
không bị chỉnh trị. Thái tử thái phó Ngô Sán là người Ô Trình, Ngô quận, bị
mất chức đi đầy. Lai lịch của Cố Đàm rất đặc biệt, là cháu của Cố Ung, anh
em con dì con già của Lục Tốn, đó lại là điều đen đủi. Có điều, Cố Đàm là
nhân vật số ba của “Thái tử đảng”, lại còn nhảy cao (dâng thư lên Tôn
Quyền), “ứng vào tội” là phải. Người em trai của Cố Đàm cũng bị đi đầy như
anh, e đó là bị liên lụy.
Để vấn đề được rõ ràng, mọi người hãy xem danh sách ở phía dưới:
Thái tử đảng:
Lục Tốn, người huyện Ngô, quận Ngô, là một trong “Tứ đại gia tộc” ờ
Giang Đông và Ngô quận, bị bức “tức giận đến chết”.
Gia Cát Khắc, người Dương Đô, Lang Nha, đời sau của “Bắc sĩ lưu vong”,
thăng quan.
Cố Đàm, người huyện Ngô, quận Ngô, là một trong “Tứ đại gia tộc” ở
Giang Đông và Ngô quận, anh em con dì con già với Lục Tốn, bị miễn chức,
đi đầy.
Chu Cứ, người huyện Ngô quận Ngô, là một trong “Tứ đại gia tộc” ở Ngô
quận, niên hiệu Xích Ô thứ XIII, bị giáng chức, về sau được ban chết.
Đằng Dận, người huyện Kịch, Bắc Hải, đời sau của “Bắc sĩ lưu vong”, vô
sự.
Ngô Sán, người Ô Trình, quận Ngô, hạ ngục xử tử.
Thị Nghi, người Doanh Lăng, Bắc Hải, “Bắc sĩ lưu vong”, vô sự.
Lỗ vương đảng:
Bộ Trắc, người Hoài Âm Lâm Hoài, “Bắc sĩ lưu vong”, thăng quan.