Page 497 - Phẩm Tam Quốc
P. 497

nhiều cái không nên có. Một – Lục Tốn không nên là sĩ tộc; Hai – là sĩ tộc,

               nhưng không nên là sĩ tộc lớn nhất; Ba – là sĩ tộc, nhưng không nên làm quan
               chỗ Tôn Quyền; Bốn – là quan, nhưng không nên là quan lớn nhất. Chỉ riêng
               bốn điểm này Lục Tốn đã đáng chết, huống chi Lục Tốn còn tham gia vào
               việc tranh giành ngôi vị thái tử, thế chẳng phải là tự tìm đến cái chết sao?
               Nên nhớ, đó là “việc trong nhà” của người ta, tham gia vào làm gì?

                  Nhưng Lục Tốn lại không nghĩ vậy, vì nghĩ mình là “Sĩ”. Đặc điểm của Sĩ
               là gì? Là người có trách nhiệm với thiên hạ. Thiên hạ là của ai? Từ góc độ kẻ
               sĩ, thiên hạ là của Hoàng đế, cũng là cây cột giữ thái bình cho thiên hạ. Sĩ
               nhân là giường cột của đất nước, không chỉ phò tá Hoàng đế trị lý thiên hạ,
               còn phải giúp Hoàng thượng xử lý tốt vấn đề lập thái tử. Vì thái tử quan hệ

               tới vẫn mệnh đất nước. Thái tử không mạnh đất nước sẽ lung lay. Bảo vệ thái
               tử là trách nhiệm của sĩ nhân đất nước. Vì vậy, Lục Tốn không coi đó là “việc
               nhà” của Tôn Quyền và cho rằng đó là “quốc sự” của Đông Ngô. Lục Tốn
               không  nghĩ  rằng  mình  đã  lắm  chuyện,  cho  đó  là  sự  trung  thành  tận  tụy.
               Nhưng bầu nhiệt huyết của Lục Tốn như bị giội gáo nước lạnh, còn bị đao
               kiếm uy hiếp, bức bách, khiến lòng dạ trở nên băng giá, chẳng trách đã “bi
               phẫn đến chết”.

                  Thực tế, Lục Tốn quá ngây thơ. Cứ tưởng chính quyền Tôn Ngô đã “Giang
               Đông hóa”, sĩ tộc Giang Đông đã “Tôn Ngô hóa”, chính quyền Tôn Ngô, sĩ

               tộc Giang Đông đã dung hòa, thành “người một nhà”. Lục Tốn đâu có biết,
               bất đắc dĩ Tôn Quyền mới phải “Giang Đông hóa”. Tôn Quyền chỉ lợi dụng
               sĩ  tộc  Giang  Đông,  không  hề  tin  tưởng  họ.  Lục  Tốn  càng  không  biết,  với
               những nguyên nhân đã nói, từ lâu Tôn Quyền đã muốn trị Lục Tốn, nhưng
               chưa có dịp. Chẳng qua lần này chỉ là mượn cớ để gây khó khăn.

                  Tôn Quyền biết mượn lại một chuyện để chỉnh trị người khác chăng? Biết.
               Đó là án của Trương Ôn. Cảnh ngộ của Trương Ồn làm cho mọi người có thể
               hiểu được thế nào là “đời người nóng lạnh”. Trương Ôn là danh sĩ Giang
               Đông, xuất thân Trương gia “Tứ đại gia tộc” (Cố, Lục, Chu, Trương) của
               Ngô quận. Tố chất trong con người Trương Ôn là rất hay. Tam quốc chí –

               Trương Ôn truyện nói: “Nhỏ đã tiết tháo, dung mạo kỳ vĩ”. Theo ngài Điền
               Dư Khánh, năm ba mươi hai tuổi Trương Ôn ra làm quan. Có thể rất nhiều
               người đã tiến cử Trương Ôn, khiến Tôn Quyền phải chú ý. Tôn Quyền hỏi
               quần  thần,  Trương  Ôn  có  thể  sánh  với  ai?  Đại  Tư  nông  (bộ  trưởng  nông
               nghiệp) Lưu Kỳ nói: “Sánh được với Tuy nam tướng quân, Tiền Đường hầu
               Toàn Tông”. Thái Thường (bộ trưởng đứng đầu, trông nom việc tế lễ) Cố
   492   493   494   495   496   497   498   499   500   501   502