Page 494 - Phẩm Tam Quốc
P. 494

§47. NGƯỢC DÒNG MÀ LÊN

                  Lục Tốn là nhân vật đại biểu cho “Giang Đông hoá” trong chính quyền
               Tôn Ngô, là thống soái và ở tướng vị, có thể coi là tới đỉnh. Nhưng lúc hành

               trình của đời người đạt tới đỉnh điểm lại bị Tôn Quyền bức chết. Cùng thời
               đó, một số nhân vật cũng dính vào thái tử và Lỗ vương đảng tranh, lại được
               thăng quan. Vậy, đằng sau sự kiện này liệu còn nguyên nhân chính trị nào,
               bối cảnh chính trị sâu sắc nào nữa? Những nguyên nhân, bối cảnh đó quan hệ
               gì tới con đường dựng nước của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền ?

                  Tập trước chúng ta nói tới cái chết của Lục Tốn. Cảnh ngộ của Lục Tốn
               giống ai đây? Thôi Diễm hay Tuân Úc? Xem ra giống mà cũng không giống.
               Lục Tốn cũng như Tuân Úc đều vì lo, giận mà chết (Tuân Úc chết vì lo), Lục
               Tốn “lo, giận đến chết”. Nhưng Tuân Úc chết vì lý tưởng, Tuân Úc và Tào
               Tháo  có  khoảng  cách  lớn  về  mặt  chính  trị,  Lục  Tốn  không  phải  như  vậy.

               Trong vấn đề lập tự, Tôn Quyền thái độ hàm hồ, xử lý không thoả đáng; và
               chưa rõ ràng gì là muốn lập Tôn Bá. Cuối cùng thì Tôn Bá được ban cho
               chết, có thể vì Tôn Bá muốn làm thái tử, coi như tự chuốc hoạ vào thân. Vì
               vậy, Lục Tốn chết không rõ ràng gì cả. Lúc này Lục Tốn lại có vẻ giống Thôi
               Diễm. Có điều, Thôi Diễm chết theo ý của Tào Tháo. Theo Tam quốc chí –
               Thôi Diễm truyện, “ban Diễm chết”. Lục Tốn không phải ban chết mà là tức
               đến chết, điều này lại không giống với Thôi Diễm.

                  Thực tế thì còn phải bàn nhiều về cái chết của Thôi Diễm. Trong tập Chân
               tướng mệnh án, tôi đã suy đoán rất nhiều, nhưng vẫn cảm thấy cứ thiếu cái gì

               đó. Sau này đọc Quốc sử khái yếu của ngài Phàn Thụ Chí mới hiểu ra nhiều
               điều. Ngài Phàn quy cái chết của Thôi Diễm và cái chết của Khổng Dung, Nễ
               Hành vào một loại, vì họ đều là “danh sĩ”. Như vậy là đúng. Thực ra thì vấn
               đề của Lục Tốn cũng là vậy. Tập trước chúng ta đã nói, sau khi Lục Tốn chết
               thì số người cùng dính vào “Nam Lỗ đảng tranh”, như nhân vật số hai của
               “Thái tử đảng” là Gia Cái Khắc; nhân vật hàng đầu như Bộ Trắc, hàng hai
               như Lã Đại, hàng ba như Toàn Tông trong “Lỗ vương đảng” đều không bị
               trừng phạt, ngược lại còn được thăng quan. Nguyên nhân là vì sao? Bởi vì bối

               cảnh chính trị và gia đình xuất thân không giống nhau. Xem lại thì rõ, Bộ
               Trắc là “tị nạn Giang Đông”, Lã Đại “lánh nạn vượt sông xuống phía nam”,
               đều là “Bắc sĩ lưu vong”. Gia Cát Khắc là đời sau của “Bắc sĩ Giang Đông”,
               cha là Gia Các Cẩn “tránh loạn Giang Đông”. Toàn Tông vốn là người Giang
               Đông (người Tiền Đường Ngô quận), nhưng khi Tôn Sách đến Ngô, Toàn

               Tông đã đưa đội ngũ của mình đến ngay (cử binh theo ngay), coi là “thần
   489   490   491   492   493   494   495   496   497   498   499