Page 488 - Phẩm Tam Quốc
P. 488

tạ).

                  Trương Chiêu đã nói như vậy và làm như vậy. Tháng mười niên hiệu Gia
               Hoà  năm  đầu  (Công  nguyên  năm  232),  thái  thú  Liêu  Đông  nước  Ngụy  là
               Công Tôn Uyên đã dâng biểu xưng thần lên Tôn Quyền. Tôn Quyền hết sức
               vui mừng, sách phong Công Tôn Uyên là Yên vương. Cả triều văn võ với

               thừa tướng cố Ung cầm đầu đều nói, Công Tôn Uyên là kẻ phản phúc vô
               thường,  không  trị  được,  nhưng  Tôn  Quyền  không  nghe  ai,  cứ  làm  theo  ý
               mình.  Trương  Chiêu  bàn  luận  nhiều  lần,  càng  nói  càng  hăng.  Tôn  Quyền
               không nhịn được nữa, tay đặt lên đốc kiếm nói với Trương Chiêu, kẻ sĩ nước
               Ngô chúng ta vào cung bái trẫm, xuất cung bái khanh. Trẫm kính trọng lấy lễ
               đãi các hạ coi đã đủ! Nhưng các hạ không giữ sĩ diện cho trẫm, nhiều lần

               chống đối trẫm trước mặt mọi người (nhiều lần cãi trẫm trước chúng), trẫm
               sợ mình không khắc chế nổi mà phạm sai lầm (cô sợ giữ không nổi)! Trương
               Chiêu nhìn kỹ Tôn Quyền rồi nói, lão thần biết có nói cũng vô ích. Nhưng vì
               sao vẫn cứ nói? Bởi vì di chúc của thái hậu như còn văng vẳng bên tai? Mấy
               lời đó, trước lúc băng hà, thái hậu gọi thần đến bên sập mà nói! Nói xong,
               Trương Chiêu “nước mắt nhoà lệ”. Tôn Quyền ném kiếm đi và oà lên khóc,
               quân thần hai người cùng khóc.

                  Có điều Tôn Quyền khóc thì cứ khóc nhưng làm thì cứ làm. Tháng giêng
               năm sau, Tôn Quyền liền cử hai người quan trọng (Thái thượng Trương Di,

               Chấp  kim  ngô  Hứa  Yến)  thống  lĩnh  vạn  người  sang  Liêu  Đông.  Trương
               Chiêu tức giận, từ đó “cáo bệnh không lên triều”. Tôn Quyền cũng tức giận,
               hạ lệnh lấy đất bịt kín của nhà Trương Chiêu. Trương Chiêu vẫn tỉnh táo, cho
               xây tường bên trong cửa. Trương Di và Hứa Yến vừa đến Liêu Đông đã bị
               giết, thủ cấp đem nộp cho phía Tào Ngụy. Tôn Quyền xấu hổ, nhiều lần cho
               người đến xin lỗi Trương Chiêu, Trương Chiêu vẫn không chịu ra. Chẳng còn
               cách nào khác, nhân lúc ra ngoài, Tôn Quyền đến cửa nhà Trương Chiêu,

               Trương Chiêu vẫn không chịu ra gặp. Tôn Quyền rất rối đành hạ lệnh phóng
               hoả. Ngược lại, Trương Chiêu cho gài cửa chặt thêm nữa. Tôn Quyền hết
               cách, hạ lệnh cứu hoả và cứ chờ ở cửa. Mấy người con của Trương Chiêu
               thấy không nên náo động thêm, liền vực cha dậy, đưa ra xe, cùng Tôn Quyền
               vào cung. Sau khi về cung, Tôn Quyền xét mình nghiêm khắc (xem xét trách
               nhiệm), lúc này Trương Chiêu mới miễn cưỡng đồng ý tham dự triều hội. Các

               bạn nghĩ xem, lúc này Trương Chiêu gần như đã nghỉ mà còn cứng như vậy,
               nếu làm thừa tướng thì liệu sẽ thế nào?
                  Đó là nguyên nhân Tôn Quyền không muốn Trương Chiêu ở thế mạnh.
   483   484   485   486   487   488   489   490   491   492   493