Page 487 - Phẩm Tam Quốc
P. 487
không quan trọng vì “không trực tiếp nắm chủ sự” (Theo chú dẫn Ngô thư
của Bùi Tùng Chi trong chuyện này, Trương Chiêu sau mấy lần chỉ huy mấy
trận đánh nhỏ, không còn là tướng soái nữa, chỉ còn là mạc liêu cao cấp).
Làm thừa tướng, nắm chủ sự, lẽ nào không phải là quan trọng? Vì vậy ngài
Điền Dư Khánh nói: “Dùng Chiêu thì tướng quyền quá lớn, Tôn Quyền
không thể chấp nhận”. Ý muốn nói, một khi cắt cử Trương Chiêu là thừa
tướng thì Trương Chiêu quan trọng, tướng quyền cũng quan trọng.
Vậy chúng ta muốn hỏi: Tôn Quyền không muốn Trương Chiêu ở thế
mạnh hay không muốn thừa tướng ở thế mạnh?
Theo ý tôi, có cả hai quan niệm đó. Trước hết hãy nói vì sao không mong
Trương Chiêu ở thế mạnh. Chúng ta đều biết, lúc Tôn Quyền xưng đế các vị
lão thần, trọng thần thời sáng nghiệp còn lại không bao nhiêu. Chu Du, Lỗ
Túc, Lã Mông đều đã mất; Gia Cát Cẩn, Bộ Trắc không thể sánh vai cùng
Trương Chiêu. Vì Trương Chiêu là cố mệnh đại thần được Tôn Sách thác cô,
hơn nữa Tôn Sách nói: “nếu Trọng Mưu không làm được thì ngài cứ tự lấy
đi”. Đây tuy là lời nói lúc đặc biệt, lúc thác cô đặc biệt, không nhất thiết phải
theo, nhưng cũng không có ai tuyên bố thủ tiêu (đương nhiên, không thủ tiêu
nổi). Vạn nhất khi vua và tướng có sự bất hoà, Trương Chiêu giở con bài này
ra thì sẽ như thế nào? Vì vậy, trong Tam quốc chí chú chứng di của Chu Thọ
Xương cho đây là điều mấu chốt khiên Trương Chiêu không được làm thừa
tướng.
Trên thực tế Trương Chiêu dám “quản giáo” Tôn Quyền cũng bởi có “thế
thác cô”. Sau khi Trương Chiêu lui về tuyến hai, Tôn Quyền đến thăm.
Trương Chiêu nói, năm đó thái hậu (là mẹ Tôn Quyền, Ngô phu nhân) và
Hoàn vương (Tôn Sách) “không giao lão thần cho bệ hạ, mà giao bệ hạ cho
lão thần”, nên lão thần muốn nói gì thì đã nói và nói hết. Tiếc là lão thần thô
kệch, thiếu nhìn xa trông rộng (ý nghĩ nông cạn), làm phật lòng bệ hạ (vi
nghịch thịnh chỉ), tự thấy phần đời còn lại sẽ phải chết nơi đồng không mông
quạnh (tự biết phận hẩm hiu, bỏ hoài nơi khe hác). Không ngờ còn có thể
được Triệu Kiến (không ngờ còn được gặp), lại được về bên bệ hạ (được hầu
dưới trướng). Có điều, những gì lão thần làm được thì đã hết lòng hết sức báo
đáp triều đình. Còn như việc xu thời phụ thế, nhìn gió bẻ thuyền, lão thần
không sao làm được. Ý tứ rất rõ ràng, Hoàn vương thác cô, thái hậu di huấn,
không phải giao thần cho bệ hạ mà là giao bệ hạ cho thần. Cái gì quản được
thì thần đã quản, đáng nói đã nói và nên quản thế nào, nên nói thế nào thần đã
làm đủ. Tôn Quyền không biết nói thế nào, đành phải xin lỗi (Quyền đành từ