Page 101 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 101

100


              thực hành chứ không có ý nghĩa tạo ra ý định phạm tội hoặc thúc đẩy việc thực
              hiện tội phạm. Đây chính là điểm để phân biệt giữa ngƣời giúp sức với ngƣời

              xúi giục và không phải lúc nào cũng dễ xác định. Hành vi hứa hẹn không cần
              phải đƣợc thực hiện. Ví dụ: A, B và C đã bàn bạc với nhau đi cƣớp tiệm vàng

              KT. Ba đối tƣợng đang lo lắng không biết sẽ ẩn náu ở đâu nếu có sự cố bất trắc
              trong quá trình phạm tội. Bọn chúng kể chuyện này với D (anh ruột của B). B
              hứa sẽ dành riêng một chỗ nấp rất an toàn cho chúng nếu cần. A, B và C an tâm
              thực hiện ý định và cuối cùng trót lọt nên bọn chúng không cần ghé vào nhà D

              vì cho rằng mọi chuyện đã ổn cả. Hai ngày sau đó, A, B và C bị bắt và D cũng
              bị bắt trong vụ cƣớp này với vai trò giúp sức.

                     Nhƣ vậy, hành vi của ngƣời giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi cho đồng
              bọn thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ của hành vi giúp sức cũng đƣợc

              coi là ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội của những ngƣời đồng phạm
              khác. Do vậy, luật hình sự Việt Nam không coi ngƣời giúp sức là đối tƣợng cần

              nghiêm trị nhƣ những ngƣời đồng phạm khác. Đó là cơ sở để cơ quan xét xử
              đƣa ra quyết định hình phạt đối với ngƣời giúp sức nhẹ hơn so với quyết định

              hình phạt đối với những ngƣời cùng phạm tội trong vụ đồng phạm đó.

                     Dù tạo điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm thì
              hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ

              ngƣời giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm.

                     Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của ngƣời giúp sức
              cũng có thể là hành vi của ngƣời tổ chức, nhƣng khác với ngƣời tổ chức, ngƣời

              giúp sức không phải là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ
              yếu trong vụ án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác nhƣ nhau thì ngƣời giúp sức
              bao giờ cũng đƣợc áp dụng hình phạt nhẹ hơn những ngƣời đồng phạm khác.


                     Tƣơng tự nhƣ hành vi xúi giục, sự giúp sức cũng cần phải có sự thống nhất
              trong  nhận  thức  giữa  ngƣời  giúp  sức  với  ngƣời  đƣợc  giúp  sức.  Ngƣợc  lại  thì
              không có đồng phạm. Ví dụ: A và B có mối thù với C. A biết B có súng nên đến

              mƣợn nhƣng không nói lý do. Lúc đó, B nghĩ rằng A mƣợn súng để giết C nên
              cho mƣợn (giống giúp sức). Nhƣng A dùng súng đi cƣớp tài sản ở nhà anh D.

              Công an bắt đƣợc A, qua A đã bắt luôn B nhƣng không phải lý do B đồng phạm
              với A tội cƣớp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015) mà vì B phạm tội

              tàng trữ vũ khí quân dụng  (Điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015). Rõ ràng, ở đây
              B có giúp sức A phạm tội giết C nhƣng B  không biết nên B không đồng phạm.

                     Theo lý luận về đồng phạm, trong trƣờng hợp một ngƣời hứa hẹn giúp

              sức cho một tội phạm nhƣng kẻ thực hành lại thực hiện một tội phạm khác,
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106