Page 99 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 99
98
Có tội phạm xảy ra (ngƣời bị xúi giục phải thực hiện tội phạm).
Tội phạm đƣợc thực hiện phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi xúi
giục.
Dựa trên cơ sở quy định về khái niệm đồng phạm và ngƣời xúi giục có
thể xây dựng cấu thành tội phạm của hành vi xúi giục. Cấu thành tội phạm của
hành vi xúi giục, về mặt khách quan gồm hai dấu hiệu hành vi kích động, dụ
dỗ, thúc đẩy ngƣời khác và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi kích động, dụ
dỗ, thúc đẩy ngƣời khác với việc thực hiện tội phạm thông qua ngƣời này. Về
mặt chủ quan là lỗi cùng cố ý, trong đó có lỗi cố ý đối với hành vi kích dộng,
dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm.
4. Người giúp sức
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, các bộ luật nhƣ Quốc Triều
hình luật, Hoàng Việt luật lệ, đều chƣa đƣa ra khái niệm ngƣời giúp sức.
Hoàng Việt hình luật có khái niệm về ngƣời giúp sức nhƣng nội hàm của khái
niệm này rộng bao gồm cả những hành vi liên quan đến tội phạm nhƣ che giấu
tội phạm, không tố giác tội phạm.
Sau Cách mạng tháng 8, những văn bản pháp luật hình sự của Nhà nƣớc
ta có đề cập đến ngƣời giúp sức với thuật ngữ tòng phạm song cũng không có
quy phạm định nghĩa về loại ngƣời đồng phạm này. Tuy nhiên, khái niệm giúp
sức lại đƣợc nêu ra trong sách báo pháp lý: Người giúp sức là những người có
hành vi giúp đỡ cho việc thực hiện tội phạm của những kẻ cộng phạm khác
được dễ dàng.
Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản 3 Điều 17 quy định: Người giúp sức
là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Theo định nghĩa nêu trên thì ngƣời giúp sức chỉ là ngƣời tạo ra những
điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho ngƣời thực hành thực hiện tội phạm chứ ngƣời
giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức thƣờng đƣợc
thực hiện bằng hành động hoặc không hành động; có thể đƣợc thực hiện trƣớc
hoặc trong khi tội phạm đang xảy ra. Trƣờng hợp không hành động xảy ra khi
một ngƣời có nghĩa vụ theo luật định phải hành động nhƣng đã không hành
động và do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: A
là bảo vệ cơ sở sản xuất hàng gia dụng, khi đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy
bạn cùng phòng mình là B đang mang tài sản ra khỏi kho chứa hàng, nhƣng A
không bắt giữ B mà giả vờ nhƣ không biết. Kết quả là B đã lấy đƣợc số tài sản