Page 98 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 98
97
xúi giục đồng thời giữ vai trò là ngƣời thực hành. Mặt khác, hành vi xúi giục
chỉ có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức hành động phạm tội, còn hành vi thực
hành có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức hành động phạm tội hoặc không
hành động phạm tội. So sánh với hành vi của ngƣời tổ chức, trong hành vi của
ngƣời tổ chức thƣờng có dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm ngƣời xúi giục
nhƣ rủ rê, lôi kéo ngƣời khác tham gia băng, nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm
nhƣng ngƣời xúi giục không có đặc điểm đứng trên điều khiển những ngƣời
đồng phạm khác nhƣ ngƣời tổ chức.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, thực tế xảy ra một số trƣờng hợp có
hành vi xúi giục, nhƣng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm. Ví dụ:
Do thù ghét B, A đã xui B vào nhà ông C trộm cắp xe máy nhƣng A đã báo
trƣớc cho ông C biết sự việc trên. Ông C đã phục kích và bắt đƣợc quả tang khi
B lẻn vào nhà mình trộm cắp. Qua ví dụ này chúng ta thấy, A mặc dù có hành
vi xúi giục ngƣời khác phạm tội, nhƣng lại không phải là ngƣời đồng phạm với
B, bởi vì A không cùng ý chí, không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra.
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định hành vi xúi giục
trong những trƣờng hợp cụ thể có thể cấu thành tội phạm độc lập nhƣ: tội
cƣỡng bức ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257 Bộ luật hình
sự); tội lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258 Bộ luật
hình sự) tội mua chuộc hoặc cƣỡng ép ngƣời khác trong việc khai báo, cung
cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối (Điều 384 Bộ luật hình sự), (tội dụ dỗ,
ép buộc hoặc chứa chấp ngƣời dƣới 18 tuổi phạm pháp - Điều 325 Bộ luật hình
sự)…
Xét về mặt chủ quan, ngƣời xúi giục phải có ý định rõ ràng là thúc đẩy
ngƣời khác phạm tội. Vì vậy khi một ngƣời có hành vi tác động làm ảnh hƣởng
đến việc thực hiện tội phạm song về chủ quan, ngƣời tác động không mong
muốn có sự việc phạm tội xảy ra thì không là đồng phạm với vai trò xúi giục.
Tóm lại, để có sự đồng phạm bằng hành vi xúi giục, phải đảm bảo các
dấu hiệu sau:
Chủ thể bị xúi giục phải trực tiếp (xúi giục những ngƣời nào).
Đối tƣợng xúi giục phải cụ thể (xúi giục thực hiện tội phạm cụ thể nào);
Sự xúi giục phải đƣợc thống nhất trong nhận thức của ngƣời xúi giục và
ngƣời bị xúi giục;