Page 103 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 103
102
gây ra phải là kết quả của hành vi xúi giục. Ngƣời xúi giục luôn đƣợc coi là tác
giả tinh thần của tội phạm. Do đó ngƣời xúi giục đƣợc coi là loại ngƣời nguy
hiểm trong đồng phạm, cần phải có biện pháp để trừng trị nghiêm khắc.
* Hành vi của ngƣời giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bọn
thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ của hành vi giúp sức cũng đƣợc coi là
ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội của những ngƣời đồng phạm khác.
Do vậy, luật hình sự Việt Nam không coi ngƣời giúp sức là đối tƣợng cần
nghiêm trị nhƣ những ngƣời đồng phạm khác. Đó là cơ sở để cơ quan xét xử
đƣa ra quyết định hình phạt đối với ngƣời giúp sức nhẹ hơn so với quyết định
hình phạt đối với những ngƣời cùng phạm tội trong vụ đồng phạm đó.
* Hành vi của ngƣời giúp sức trong đồng phạm với hành vi giúp sức cấu
thành tội phạm độc lập; hành vi giúp sức với những trƣờng hợp vô ý tạo điều kiện
cho tội phạm.
* Hành vi giúp sức trong đồng phạm thì sẽ chịu TNHS chung với đồng
phạm về hành vi phạm tội gây ra, tuy nhiên đƣợc chia theo mức độ phạm tội.
Ví dụ: A là giúp sức trong tội cƣớp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015) thì A sẽ
chịu TNHS của tội cƣớp tài sản cùng với các đồng phạm khác; Còn hành vi
giúp sức cấu thành tội phạm độc lập thì sẽ chịu TNHS độc lập với tội phạm do
hành vi gây ra. Ví dụ: A, B, C, D rủ nhau đi cƣớp tàu chở phân đạm trên sông
Kalong vào lúc 22h nhằm lúc chủ tàu ngủ say, A đƣợc phân công đứng cảnh
giới trên bờ còn A, B, C, D xuống dƣới tàu ăn trộm. A đứng khá xa bờ và do
trời tối nên không thể quan sát đƣợc sự việc xảy ra bên dƣới tàu. Trong khi đó
dƣới tàu lúc B, C, D đang vác trộm phân đạm bị chủ tàu phát hiện nên B dí dao
vào cổ chủ tàu uy hiếp, còn C và D dùng dây thừng trói chủ tàu vào thành tàu
rồi cả 3 tiếp tục vác trộm phân đạm. Trong ví dụ này tội phạm đã đƣợc chuyển
hóa từ trộm sang cƣớp vì thế B, C, và D chịu TNHS với tội cƣớp tài sản; riêng
A đƣợc phân công với vai trò cảnh giới nhằm đi trộm tài sản vì thế A sẽ chịu
TNHS với tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015).
* Hành vi giúp sức với trƣờng hợp vô ý tạo điều kiện cho tội phạm:
Hành vi của ngƣời giúp sức thì sẽ phải chịu TNHS còn hành vi của ngƣời vô ý
tạo điều kiện cho tội phạm thì không phải chịu TNHS. Ví dụ: Bảo vệ nhà kho
của Công ty A do mệt quá ngủ quên nên đã tạo sơ hở cho trộm vào lấy mất một
số máy móc có giá của công ty, Trƣờng hợp này bảo vệ không phải chịu TNHS
về tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2013) tuy nhiên sẽ phải bồi
thƣờng máy móc và thiệt hại cho Công ty.