Page 107 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 107

106


                                                    Chương 3


                TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC
                                    HIỆN TỘI PHẠM VÀ ĐỒNG PHẠM

                     I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC

              HIỆN TỘI PHẠM

                     1. Cơ sở trách nhiệm hình sự  của các giai đoạn cố ý thực hiện tội
              phạm

                     Theo luật Hình sự Việt Nam, vấn đề trách nhiệm hình sự có thể đƣợc đặt

              ra ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tất cả hành vi chuẩn bị phạm tội đều
              chƣa trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động của

              tội phạm do đó cũng chƣa gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của
              tội định thực hiện. Tuy nhiên, bản chất của hành vi chuẩn bị phạm tội là hành

              vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, hành vi chuẩn
              bị phạm tội hợp thành thể thống nhất với hành vi phạm tội - là hành vi trực tiếp
              làm biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động và qua đó gây thiệt

              hại cho khách thể. Thiệt hại cho khách thể có thể xảy ra hay không và mức độ
              thiệt hại nhƣ thế nào rõ ràng phụ thuộc nhất định vào hành vi chuẩn bị phạm tội

              trƣớc đó. Mặt khác, về chủ quan ngƣời thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội
              vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng, việc phải dừng lại ở giai đoạn

              chuẩn bị  phạm  tội là  do những nguyên nhân khách quan  ngoài ý  muốn  của
              ngƣời phạm tội.

                     Có thể thấy, từ góc độ khách quan ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi

              nguy hiểm cho xã hội và góc độ chủ quan ngƣời thực hiện hành vi có lỗi cố ý.
              Chính vì vậy, pháp luật hình sự Việt Nam xác định vấn đề trách nhiệm hình sự
              cần đặt ra ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội là hoàn toàn cần thiết.


                     Đối với trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt, tức là trƣờng hợp ngƣời phạm tội
              đã bắt đầu thực hiện tội phạm, ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan
              đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm. Vì vậy, ngƣời phạm tội đã làm biến đổi

              tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động của tội phạm, qua đó gây thiệt
              hại cho khách thể - các quan hê xã hội đƣợc Luật hình sự bảo vệ. Về chủ quan,

              ngƣời phạm tội vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng, việc phải dừng
              lại ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt là do nguyên nhân khách quan độc lập với ý
              chí của ngƣời phạm tội. Trong sự tổng hợp giữa mặt khách quan và chủ quan

              nhƣ vậy thì trách nhiệm hình sự càng cần thiết đƣợc đặt ra đối với giai đoạn
              phạm tộỉ chƣa đạt.
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112