Page 111 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 111

110


              hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 123 (tội

              giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
              của  người  khác);  Điều  168  (tội  cướp  tài  sản);  Điều  169  (tội  bắt  cóc  nhằm

              chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố);
              Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy
              công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội

              rửa tiền) của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự .

                     Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự  về
              hành vi chuẩn bị phạm tội đối với Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài

              sản (Điều 168) của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự ”.

                     Đối với trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng có
              quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt

              cao nhất đƣợc áp dụng là không quá hai mƣơi năm tù. Ví dụ: A có ý định giết
              anh B, A đã chuẩn bị một gói thuốc độc định sẽ bỏ vào cốc nƣớc để giết B

              nhƣng A chƣa kịp bỏ thuốc dộc vào cốc nƣớc của B thì bị phát hiện và bị bắt
              giữ. A bị kết án về tội giết ngƣời theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm
              2015, có hình phạt cao nhất là tử hình, nhƣng  A phạm tội trong trƣờng hợp

              chuẩn bị phạm tội, nên Toà án đã áp dụng khoản 2 Điều 57 Bộ luật hình sự
              phạt A mƣời lăm năm tù.

                     Quy định này đã phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật, giúp cho cơ

              quan tiến hành tố tụng có cơ sở cụ thể để cá thể hoá trách nhiêm hình sự, đảm
              bảo nguyên tắc tƣơng ứng giữa trách nhiệm hình sự với mức độ nguy hiểm cho

              xã hội của tội phạm.

                     Trong thực tế, nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc
              lập khác thì ngƣời có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự

              về tội độc lập đó. Ví dụ: Vì có ý định giết B nên A đã tìm kiếm súng quân dụng
              giữ trong nhà. Sau khi có súng, nhƣng chƣa kịp tiến hành việc giết B thì A đã
              bị bắt. Trong trƣờng hợp này, hành vi tìm kiếm và tàng trữ vũ khí là hành vi

              chuẩn bị giết ngƣời nhƣng bản thân hành vi này đã cấu thành tội độc lập khác
              là tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ

              thuật quân sự (Điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015).

                     b. Trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt

                     Phạm tội chƣa đạt là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm do
              cố ý trực tiếp. Khác với chuẩn bị phạm tội, trong giai đoạn phạm tội chƣa đạt,

              chủ thể đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội đƣợc quy định trong cấu thành
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116