Page 116 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 116
115
việc xác định có đồng phạm hay không. Nếu trên thực tế, hành vi phạm tội đã
kết thúc thì không thể có đồng phạm, nhƣng nếu hành vi phạm tội chỉ mới hoàn
thành mà chƣa kết thúc thì vẫn có thể có xảy ra đồng phạm.
Trong khi áp dụng quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc sẽ có ý nghĩa đối với những trƣờng
hợp giữa thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có
khoảng cách nhƣ ở những trƣờng hợp tội kéo dài hoặc tội liên tục. Đối với
những trƣờng hợp này, việc tính thời hạn phải kể từ ngày tội phạm kết thúc.
Ngoài ra, thời điểm kết thúc của một hành vi phạm tội cũng có ý nghĩa trong
việc xác định có đồng phạm hay không. Nếu trên thực tế, hành vi phạm tội đã
kết thúc thì không thể có đồng phạm, nhƣng nếu hành vi phạm tội chỉ mới hoàn
thành mà chƣa kết thúc thì vẫn có thể có xảy ra đồng phạm.
d. Trách nhiệm hình sự của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trƣờng hợp chủ thể đã từ bỏ
dứt khoát, hoàn toàn ý định thực hiện tội phạm đến cùng, không gây ra các hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù điều kiện khách quan không có gì ngăn cản.
Theo Điều 19 Bộ luật hình sự Việt Nam: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế
đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội này. Ví dụ: A dự định giết B nhƣng mới đâm gây
thƣơng tích cho B đã tự nguyện dừng lại và không thực hiện tội phạm nữa. Khi
đó, A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết ngƣời (Điều 123 Bộ
luật hình sự năm 2015) nhƣng sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015).
Vấn đề này đƣợc đặt ra trong quá trình thực hiện tội phạm, qua đó làm rõ
mức độ trách nhiệm hình sự và thể hiện nguyên tắc nhân đạo nếu hành vi đó
không xảy ra. Quy định này của Bộ luật hình sự năm 2015 đƣợc kế thừa từ quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999.
Do chƣa có văn bản hƣớng dẫn mới nên để xác định các điều kiện tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội dƣới góc độ khoa học vẫn tham khảo một
số điểm hợp lí của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật hình sự năm 1985; Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn bổ sung việc áp dụng một
số quy định của Bộ luật hình sự (trƣớc đây và đã hết hiệu lực) và căn cứ quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 16).