Page 118 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 118
117
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ miễn trách nhiệm hình sự
nhƣng không phải là không có sự việc phạm tội, miễn tức là có trách nhiệm
hình sự nhƣng Nhà nƣớc miễn trách nhiệm hình sự. Về ý nghĩa xã hội miễn
trách nhiệm hình sự cũng giống nhƣ loại trừ trách nhiệm hình sự (không còn
trách nhiệm hình sự) nhƣng về mặt pháp lý họ vẫn có thể bị xử lý bằng biện
pháp khác. Do đó miễn trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp này thực chất là
miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội họ định phạm còn hành vi của họ trên
thực tế cấu thành tội gì thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ấy. Nếu
hành vi của họ không cấu thành tội nào đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự
năm 2015 thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự và trong trƣờng hợp này
thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đƣợc coi là một trƣờng hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự.
II. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
1. Cơ sở trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý đặc biệt mà Nhà
nƣớc áp dụng đối với ngƣời phạm tội. Luật hình sự nhà nƣớc ta ghi nhận: “Chỉ
người nào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mới chịu trách nhiệm
hình sự ” (Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015). Để xác định một hành vi gây
thiệt hại có phải là tội phạm hay không phải dựa trên cơ sở xác định hành vi đó
có thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm không? Nếu có thì phạm
tội gì? Và hình phạt nhƣ thế nào? Vì vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý
của trách nhiệm hình sự.
Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:“Khi quyết định hình phạt
đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm,
tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình
tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng
phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.
Về mặt nguyên tắc, trách nhiệm hình sự chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm.
Do đó, cấu thành tội phạm là cơ sở cần thiết và đầy đủ để truy cứu trách nhiệm
hình sự. Trong đồng phạm, hành vi của ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời
giúp sức cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣng không đƣợc mô tả trong
cấu thành tội phạm cụ thể. Hoặc trƣờng hợp đồng phạm giản đơn, hành vi của
ngƣời thực hành chỉ thực hiện một phần hành vi mô tả trong trong cấu thành tội
phạm, nếu tách riêng thì hành vi của họ không thỏa mãn các dấu hiệu của một