Page 117 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 117

116


                     Tuy  vậy,  việc  chấm  dứt  thực  hiện  ý  định  hoặc  hành  vi  phạm  tội  của

              ngƣời phạm tội phải tự nguyện và rõ ràng dứt khoát, cũng nhƣ việc này chỉ xảy
              ra trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội,

              phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành và điều kiện khách quan không có gì ngăn
              cản việc thực hiện tội phạm. Trƣờng hợp:“nếu một người nào đó quyết định
              ngừng thực hiện tội phạm sau khi thấy rõ ràng điều kiện khách quan không cho

              phép thực hiện được tội phạm thì không được thừa nhận là tự ỷ nửa chừng
              chẩm dứt việc phạm tội”.

                     Do đó, nếu ngƣời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đáp ứng các

              điều kiện đã nêu thì đƣợc miễn  trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu
              hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì

              ngƣời đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

                     Miễn trách nhiệm hình sự do đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
              thuộc thẩm quyền áp dụng của bất kỳ cơ quan tƣ pháp hình sự nào căn cứ vào

              giai đoạn tố tụng hình sự tƣơng ứng cụ thể (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn
              của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát hoặc Toà án). Đây là dạng miễn trách nhiệm
              hình sự có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan tƣ pháp hình sự khi có

              đủ cơ sở cho thấy ngƣời phạm tội đã thực sự  “tự mình không thực hiện tội
              phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản ” và đây chính là căn cứ pháp lý duy

              nhất  đƣợc  quy  định  trong  luật.  Tuy  nhiên,  nhƣợc  điểm  cần  phải  đƣợc  khắc
              phục của luật hình sự Việt Nam là mới chỉ quy định việc áp dụng dạng miễn
              trách nhiệm hình sự  này đối với một ngƣời đồng phạm - ngƣời thực hành (khi

              sử dụng thực ngữ “việc phạm tội”), mà chƣa quy định cụ thể và rõ ràng việc áp
              dụng nó với ba loại ngƣời đồng phạm còn lại - ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục và

              ngƣời giúp sức.

                     Dạng  miễn  trách  nhiệm  hình  sự  này  chỉ  tồn  tại  trong  trƣờng  hợp  tội
              phạm đã thực hiện ở hai giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội sơ bộ - chuẩn bị

              phạm tội và phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành, đồng thời cũng không phụ
              thuộc đó là loại tội phạm nào.

                     Do pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không hề quy định một căn cứ

              pháp lý nào bắt buộc các cơ quan tƣ pháp hình sự phải hạn chế phạm vi áp
              dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nên dạng miễn trách
              nhiệm hình sự này có thể đƣợc áp dụng đối với tất cả những trƣờng hợp tội

              phạm chƣa đạt. Có nhận thức thống nhất và đúng đắn nhƣ vậy thì mới có thể
              thấy rõ bản chất nhân đạo của chế định này và góp phần thực hiện có hiệu quả

              chức năng ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm.
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122