Page 120 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 120

119


                         2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

                         a.  Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

                         Tội phạm luôn là thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan

                  không thể tách rời. Tội phạm do đồng phạm thực hiện dựa trên sự liên kết giữa
                  nhiều ngƣời cùng với sự quyết tâm của họ là mong muốn cho hậu quả của tội

                  phạm đó xảy ra. Vì lẽ đó, ý chí và hành vi của mỗi ngƣời trong đồng phạm bao
                  giờ cũng trở thành là một bộ phận quan trọng trong tổng thể thống nhất của tội

                  phạm. Sự đóng góp của mỗi ngƣời vào tội phạm đồng phạm hoặc ít hoặc nhiều
                  cũng có ảnh hƣởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Hậu quả của

                  tội phạm xảy ra là sự kết hợp không thể phân chia của tất cả các hành vi của
                  từng cá nhân tham gia phạm tội. Nếu hậu quả của tội phạm xảy ra không có
                  mối quan hệ nhân quả với hành vi của một ngƣời nào đó tham gia thực hiện

                  hành vi thì không thể xem ngƣời đó là đồng phạm. Cho nên, không có cơ sở và
                  chúng ta cũng không thể tách hành vi của từng cá nhân gắn với hậu quả của

                  hành vi đó để truy cứu trách nhiệm hình sự riêng đối với từng cá nhân. Từ
                  những lý luận trên đây, Luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc các
                  đồng phạm phải chịu chung trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ cùng thực

                  hiện. Cụ thể:

                         - Tất cả những cá nhân trong đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội
                  phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh theo cùng

                  một điều luật và phạm vi chế tài của điều luật ấy. Vì vậy, tất cả họ phải chịu
                  chung những tình tiết của vụ án mà họ ý thức đƣợc trong đó có thể là tình tiết

                  định khung tăng nặng, giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (Điều 51, Điều
                  52 Bộ luật hình sự năm 2015).

                         - Các quy định chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu

                  trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt... cũng áp dụng chung cho tất cả
                  những ngƣời tham gia đồng phạm.


                         Về điểm này, quan điểm của các nhà lý luận Luật hình sự tƣ sản, đại diện
                  là Phơ-bách, có một số điểm khác biệt. Họ cho rằng hậu quả nguy hiểm cho xã

                  hội do đồng phạm gây ra cũng giống nhƣ hậu quả của tội phạm do một cá nhân

                  thực  hiện.  Xuất  phát  từ  quan  điểm  đó,  họ  coi  ngƣời  thực  hành  là  kẻ  chính
                  phạm,  phải  chịu  trách  nhiệm  hình  sự  về  hậu  quả  của  tội  phạm.  Còn  những

                  ngƣời khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) là những ngƣời đồng phạm (hay tòng

                  phạm), đóng vai trò phụ, không phải gánh chịu trách nhiệm về hậu quả của tội
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125