Page 123 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 123

122


              Việc xác định trách nhiệm hình sự  của ngƣời thực hành trong đồng phạm tất

              yếu  chịu sự  thống nhất về  nguyên  tắc  này.  Nguyên  tắc  này  thể hiện  ở  chỗ:

              Những ngƣời đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự  về hành vi vƣợt
              quá của ngƣời đồng phạm, ngƣời thực hành khác. Hành vi vƣợt quá của đồng

              phạm là hành vi vƣợt ra ngoài ý định chung của những ngƣời đồng phạm khác
              và hành vi đó có thể đã cấu thành tội khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng

              định khung. Hành vi vƣợt quá thông thƣờng là hành vi vƣợt quá của ngƣời thực
              hành.


                     Tuy nhiên để xác định đâu là hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành là
              vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, đặc biệt là với những vụ án xâm hại tính

              mạng sức khoẻ. Trong quá trình thực hiện ý định phạm tội chung thì không chỉ

              có ngƣời thực hành mà cả những ngƣời đồng phạm khác cũng có thể có hành vi
              vƣợt quá, làm sai với sự thoả thuận trƣớc của cả bọn. Ngƣời thực hành có vai

              trò quan trọng trong vụ án có đồng phạm. Tội phạm có đƣợc thực hiện hay

              không, thực hiện đến mức nào đều phụ thuộc vào kết quả hành vi của ngƣời
              thực hành. Nhƣng trong số những hành vi mà ngƣời thực hành thực hiện để đạt

              kết quả mà bản thân y và những ngƣời đồng phạm khác mong muốn, có thể có

              những hành vi vƣợt quá ý định ban đầu của những ngƣời đồng phạm khác.
              Trong thực tiễn xử lý một số vụ án cố ý gây thƣơng tích, ngoài những trƣờng

              hợp “Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê” mà Bộ luật hình sự đã
              qui định là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm h khoản 1 Điều 134 Bộ luật

              hình  sự  năm  2015  thì  cũng  còn  trƣờng  hợp  đồng  phạm  khác  là  dạng  “đâm
              chém giúp”.


                     Trƣờng hợp này khác trƣờng hợp quy định ở điểm h khoản 1 Điều 134
              Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên ở chỗ mặc dù không có “hợp đồng thuê”

              nhƣng quyết tâm phạm tội và hậu quả tội phạm gây ra còn cao hơn những dạng

              thông thƣờng và nhiều khi cũng chẳng kém trƣờng hợp đƣợc thuê, bởi vì chúng
              thực hiện hành vi phạm tội rất manh động và táo tợn do nhận thức lệch lạc và

              nhân  cách  méo  mó,  cộng  với  trạng  thái  tâm  lý  đám  đông  bị  kích  động  và

              thƣờng xuất hiện sau những cuộc nhậu nhẹt.

                     Với hình thức phạm tội là ở dạng nhiều ngƣời cùng chung ý chí và hành

              động, khi thực hiện tội phạm thì hầu hết đều là ngƣời thực hành và nói chung
              họ đều phải chịu cùng tội danh về tội cố ý gây thƣơng tích, nhƣng trong thực
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128