Page 104 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 104
103
* Khác với hành vi tổ chức và xúi giục chỉ có thể thực hiện bằng hành
động, hành vi giúp sức có thể thực hiện bằng không hành động.
Tóm lại, hành vi của ngƣời giúp sức là ít nguy hiểm hơn cả trong vụ
phạm tội đồng phạm. Chính vì thế, trong xét xử, toà án thƣờng tuyên mức hình
phạt thấp đối với loại ngƣời này so với các đồng phạm khác. Tuy nhiên,
nguyên tắc cá thể hoá hình phạt yêu cầu không phải lúc nào cũng giập khuôn
theo một lối tƣ duy ấy. Trong một số trƣờng hợp, ngƣời giúp sức lại nguy hiểm
hơn ngƣời thực hành.
III. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG PHẠM CẤU
THÀNH TỘI PHẠM ĐỘC LẬP
Những hành vi liên quan đến tội phạm nhƣng không phải là hành vi
cùng thực hiện đều không phải là hành vi đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành
tội phạm khác trong trƣờng hợp đƣợc luật quy định.
Thực tiễn khi áp dụng quy định đồng phạm thƣờng có sự nhầm lẫn đồng
phạm với một số tội phạm độc lập đƣợc quy định trong luật hình sự nhƣ đối
với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có (Điều 323
Bộ luật hình sự năm 2015); tội che giấu tội phạm (Điều 389 Bộ luật hình sự
năm 2015); tội không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015)
mà cần thiết phải phân biệt để tránh những sai lầm có thể xảy ra.
1. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
(Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015)
Khoản 1 Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người nào
không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác
phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Sự khác nhau cơ bản giữa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời
khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015) với đồng phạm cụ
thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, ngƣời có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời
khác phạm tội mà có không có sự hứa hẹn trƣớc với ngƣời có tài sản về việc
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản. Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa
hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có với hành vi
đồng phạm.
- Thứ hai, ngƣời có hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do ngƣời khác