Page 97 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 97

96


              phạm xảy ra.

                     Hành vi xúi giục đƣợc thể hiện qua hai phƣơng thức thực hiện là phƣơng

              thức thuyết phục và phƣơng thức bắt buộc.

                     - Phƣơng thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để ngƣời khác tin
              theo mà thực hiện tội phạm. Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với A nên B đã xúi giục C

              gây thƣơng tích cho A để cảnh cáo A, B hứa hẹn sẽ cho C tiền.

                     - Phƣơng thức bắt buộc tức là buộc ngƣời khác phải thực hiện tội phạm
              nhƣ đe dọa, cƣỡng ép. Ví dụ: A và B từng có quan hệ tình cảm, vì vậy A yêu B

              phải cung cấp tài liệu bí mật của cơ quan bà B cho ông ta, nếu không A sẽ công
              bố hình ảnh quan hệ tình cảm giữa hai ngƣời.

                      Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm vào con ngƣời cụ thể để

              thực hiện những tội phạm cụ thể nhất định. Có thể xúi giục một ngƣời hoặc
              một số ngƣời nhƣng phải là những con ngƣời cụ thể có năng lực trách nhiệm

              hình sự và đạt độ tuổi luật định. Trƣờng hợp ngƣời bị xúi giục không đủ điều
              kiện của chủ thể thì phải xác định ngƣời xúi giục là ngƣời thực hiện tội phạm
              hoặc là ngƣời thực hành nếu có đồng phạm xảy ra.


                     Hành vi xúi giục sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác
              nhau phụ thuộc vào bản chất của ngƣời xúi giục, ngƣời bị xúi giục cũng nhƣ
              mối quan hệ giữa họ với nhau. Xét về mặt chủ quan, sự cố ý của ngƣời xúi giục

              đƣợc thể hiện ở những đặc điểm sau đây: Nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm
              cho xã hội của hành vi tác động, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm; nhận

              thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà ngƣời bị xúi giục sẽ
              thực hiện; thấy trƣớc đƣợc hậu quả của tội phạm chung, mong muốn hoặc chấp

              nhận hậu quả xảy ra. Điều này có nghĩa là hành vi xúi giục có thể đƣợc thực
              hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc với lỗi cố ý gián tiếp.

                     Trƣờng hợp nếu việc xúi giục hƣớng tới một số ngƣời không xác định

              cũng nhƣ không nhằm vào việc thực hiện một tội phạm cụ thể nào cả thì không
              bị xem là đồng phạm với vai trò xúi giục.

                     So sánh  hành vi  của  ngƣời xúi giục  với ngƣời thực hành  và ngƣời tổ

              chức, với ngƣời thực hành ở cả hai dạng, nếu ngƣời thực hành tự mình thực
              hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm thì ngƣời xúi
              giục không tự mình thực hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành

              tội phạm. Đối với dạng ngƣời thực hành thực hiện tội phạm bằng cách sử dụng
              ngƣời khác, ngƣời xúi giục khác ở chỗ ngƣời bị xúi giục có đủ điều kiện chủ

              thể của tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể có trƣờng hợp ngƣời
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102