Page 96 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 96
95
dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”.
- Kích động là hành vi dùng (cử chỉ, lời nói, chữ viết...) tác động đến tâm
lý ngƣời khác khiến cho ngƣời khác bị căng thẳng, bức xúc mà phạm tội.
Chẳng hạn: do thù ghét B nên A thƣờng xuyên nói với B rằng C thƣờng xuyên
chửi B, nói xấu B, hăm doạ nếu gặp B sẽ đánh ngay, thậm chí có thể “cƣớp”
ngƣời yêu của B, với ý muốn là C hãy đánh B. Nghe A nói nhiều chuyện về B,
C rất giận và tìm đánh B gây thƣơng tích.
- Dụ dỗ là hành vi dùng các lợi ích vật chất, tinh thần cụ thể làm cho
ngƣời khác thấy mình đƣợc thoả mãn mà thực hiện hành vi phạm tội.
- Thúc đẩy là hành vi làm cho ngƣời có ý định phạm tội nhƣng chƣa thực
hiện để cho ý định phạm tội đó biến thành hiện thực. Thúc đẩy khác với kích
động, dụ dỗ vì trƣờng hợp này, ngƣời thực hành đã có ý định phạm tội rồi,
trong khi trong trƣờng hợp kích động, dụ dỗ, ý định phạm tội chƣa xuất hiện
trong đầu ngƣời thực hành. Tuy nhiên, cả ba trƣờng hợp đều giống nhau ở chỗ
là nếu không có chúng thì tội phạm không diễn ra trên thực tế. Ví dụ: A là
ngƣời làm công của nhà chị B. Do A không có nhà ở nên chị B cho B ở nhà
của mình để trông nom nhà cửa khi chị đi vắng. Thấy nhà chị B có tiền, nhân
một lần chị B để quên chìa khoá két sắt ở nhà, A đã tranh thủ đánh thêm một
chìa để dùng nhƣng chƣa lấy tiền. Cuối năm 2019, A có gặp C, làm nghề uốn
tóc, cùng quê với A. Hai ngƣời yêu nhau và dự định đầu năm 2020 A sẽ về quê
để cƣới C. A có nói với C về chiếc chìa khoá nhà chị B. Đầu tháng 3/2020, C
nói C cần ít tiền để chuẩn bị cƣới. A đã mở két sắt lấy 10 triệu đồng đƣa cho C.
Mấy hôm sau, C dẫn A đi xem một căn nhà ở ngõ H và bảo ngƣời ta cần bán
gấp với giá 290 triệu đồng và nói C đã dùng 10 triệu đồng mà A đƣa để đặt cọc
mua nhà rồi. A đã về nhà mở két sắt lấy 30 tờ trái phiếu (10 triệu đồng/tờ) và
50 triệu đồng để đƣa cho C trả nốt tiền căn nhà và sắm sửa đồ đạc. Ngày
14/3/2020, chị B phát hiện mất tài sản đã đến Công an để trình báo sự việc.
Trƣờng hợp này, A phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật hình sự năm
2015) với vai trò ngƣời thực hành, C phạm tội này với vai trò ngƣời xúi giục.
Có thể nói, xúi giục đƣợc thể hiện ở chỗ tác động đến tƣ tƣởng và ý chí
ngƣời khác, khiến ngƣời này phạm tội. Có thể họ trực tiếp tác động hoặc thông
qua ngƣời khác. Hành vi tác động có thể chỉ thúc đẩy thêm ý định phạm tội
vốn có trong ý chí của ngƣời thực hành hay là tác giả tạo ra ý định phạm tội ở
ngƣời thực hành. Cần phải xác định rằng, nếu không có hành vi xúi giục thì
không có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, nhƣ thế mới xem là hành vi xúi
giục. Nếu một ngƣời bằng mọi cố gắng thuyết phục ngƣời khác phạm tội
nhƣng cuối cùng ngƣời bị thuyết phục vẫn không phạm tội thì không có đồng