Page 93 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 93

92


              đồng phạm về tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015). Khi xét

              xử Toà án đã kết luận: H có vai trò là đội trƣởng đã khởi xƣớng vụ việc phạm
              tội trực tiếp chỉ đạo ngƣời dƣới quyền thực hiện tội phạm và trực tiếp chia tiền

              cho các nhân viên đội kho. Trong quá trình phạm tội H và B (tổ trƣởng tổ bảo
              quản kho N2, trực tiếp là thủ kho và xuất dầu trọng đơn vị của mình, có hành
              vi cùng H chiếm đoạt hai chuyến dầu Jet A1 có giá trị lớn) đều có hành động

              ăn khớp, có sự bàn bạc chuẩn bị và tính toán mỗi khi xuất dầu. Còn hai bị cáo
              T và Đ tham gia có một vụ theo sự chỉ đạo của H. Trọng vụ án này H là ngƣời

              chủ mƣu đồng thời trực tiếp chỉ huy đồng bọn và họạt động phạm tội nhằm
              chiếm đoạt tài sản.

                     Trong khái niệm pháp lý về “Người tổ chức” quy định tại khoản 3 Điều

              17 Bộ luật hình sự năm 2015 ngƣời tổ chức trong đồng phạm chỉ tồn tại dƣới
              ba dạng là ngƣời chủ mƣu, ngƣời cầm đầu, hay ngƣời chỉ huy trong vụ án đồng
              phạm. Trong đó ngƣời chủ mƣu có thể đồng thời là ngƣời cầm đầu, ngƣời cầm

              đầu  có thể trực  tiếp chỉ huy  hoạt động  phạm  tội  của  đồng bọn  cũng  có  thể
              không, hoặc ngƣời chủ mƣu kết hợp với vai trò chỉ huy hoạt động phạm tội,

              thậm chí có trƣờng hợp vừa đóng vai trò là chủ mƣu, cầm đầu đồng thời trực
              tiếp chỉ huy hoạt động của tổ chức.

                     Tuy nhiên trong thực tế đấu tranh phòng và chống tội phạm, ngƣời tổ

              chức cũng có thể là ngƣời đứng ra thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc một tổ
              chức phạm tội có cơ cấu chặt chẽ; đồng thời tập hợp lôi kéo ngƣời khác vào
              băng, nhóm, tổ chức phạm tội đã đƣợc thành lập và điều khiển, phối hợp tội

              phạm của đồng bọn trong tổ chức.

                     Hoạt động của ngƣời tổ chức không chỉ đƣợc thể hiện trong các vụ án
              phạm tội xâm phạm An ninh quốc gia nhƣ cách hiểu trƣớc đây, mà từ khi Bộ

              luật hình sự năm 1985 đƣợc ban hành cho đến giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn
              xét xử các vụ án có đồng phạm, đặc biệt là đồng phạm có tổ chức, ngƣời tổ

              chức có trong các vụ án hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhƣ: các vụ án xâm phạm
              sở hữu (các vụ án cƣớp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cƣỡng đoạt tài sản,
              trộm cắp tài sản...), hay các vụ án xâm phạm tính mạng sức khoẻ ngƣời khác

              (tội giết ngƣời, cố ý gây thƣơng tích), các tội phạm về ma tuý, đặc biệt các tội
              phạm về tham nhũng thì vai trò của ngƣời tổ chức thể hiện rất rõ ràng. Việc

              dùng những khái niệm chủ mƣu, cầm đầu và chỉ huy để chỉ ngƣời tổ chức là rất
              cần thiết. Những vai trò trên có thể do nhiều ngƣời phạm tội khác nhau đảm

              nhiệm, nhƣng cũng có thể do một ngƣời nắm giữ nhƣng thƣờng do một ngƣời
              trong tổ chức đảm nhiệm vai trò này. Ngƣời tổ chức có thể là ngƣời giữ vai trò
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98