Page 88 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 88
87
Nhƣ vậy, về mặt lý trí, ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm (ngƣời thực
hành) và những ngƣời không trực tiếp thực hiện tội phạm (ngƣời tổ chức,
ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức) trƣớc hết phải nhận thức đƣợc hoạt động phạm
tội của nhau, nhận thức đƣợc tính chất của tội phạm mà họ cùng tham gia thực
hiện cũng nhƣ hậu quả chung của tội phạm do hành vi của họ gây ra.
Tóm lại, ngƣời thực hành trong đồng phạm nếu về mặt khách quan hành
vi của họ là hành vi thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ
thể hoặc là hành vi tác động ngƣời khác để ngƣời này thực hiện hành vi đƣợc
mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể và về mặt chủ quan có lỗi cùng cố ý với
hành vi thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể.
- Phân biệt người thực hành với những người đồng phạm khác
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản đối với các loại ngƣời trong đồng
phạm nói trên cho phép chúng ta rút ra một số điểm khác biệt giữa ngƣời thực
hành với những ngƣời đồng phạm khác ở những điểm cơ bản nhƣ sau:
+ Về sự giống nhau:
* Ngƣời thực hành và những ngƣời đồng phạm khác đều có chung ý chí
thực hiện việc phạm tội.
* Ngƣời thực hành và mỗi ngƣời đồng phạm đều có những hành động cụ
thể nhằm mục đích chung là thực hiện tội phạm.
Hành vi của những ngƣời đồng phạm khác nhƣ, ngƣời tổ chức, ngƣời xúi
giục, ngƣời giúp sức có sự liên kết thống nhất với hành vi của ngƣời thực hành
cả về mặt khách quan, chủ quan và tạo thành một hoạt động phạm tội chung có
mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội
* Họ đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả chung mà họ và đồng phạm
gây ra.
+ Về sự khác nhau:
* Ngƣời thực hành bắt buộc phải là ngƣời thực hiện hành vi thuộc mặt
khách quan của tội phạm.
* Hoạt động của ngƣời thực hành là trung tâm và là yếu tố bắt buộc để
hoàn thành tội phạm.
Những ngƣời đồng phạm khác có thể chỉ tham gia ở một số hành vi nhất
định góp phần vào việc thực hiện tội phạm hoặc không tham gia trực tiếp vào
việc thực hiện tội phạm (nhƣ ngƣời xúi giục..).