Page 84 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 84

83


                         + Sử dụng ngƣời không có năng lực trách nhiệm hình sự để ngƣời này

                  trực  tiếp  thực  hiện  các  hành  vi  khách  quan  đƣợc  mô  tả  trong  cấu  thành  tội
                  phạm, gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: A biết đƣợc B mắc bệnh

                  tâm thần với đặc điểm luôn muốn đốt nhà ngƣời khác. A đã dẫn B đến nhà C
                  (mà A muốn đốt vì ghét C), cung cấp cho B bật lửa để B đốt nhà C. Ngƣời bị
                  sử dụng để phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


                         + Lợi dụng sai lầm của ngƣời khác để gây ra hậu quả của tội phạm mà
                  ngƣời gây ra hậu quả không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Ví dụ: A biết B hay dùng
                  súng đùa giỡn với bạn mình là C. A đã lén để đạn vào súng của B, lên đạn

                  (trƣớc đó B đã lấy hết đạn ra, kiểm tra cẩn thận). Khi B đƣa súng vào C, bảo
                  giơ tay lên và bóp cò. Thông thƣờng, khi bóp cò, súng chỉ kêu tiếng “cách” gây

                  giật mình vì không có đạn. Tuy nhiên, do hôm nay có đạn nên súng nổ đã giết
                  chết  C. Trong trƣờng  hợp này,  A  bị  xem  là  ngƣời  thực  hành  tội giết ngƣời
                  (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015), B bị xem là phạm tội vô ý làm chết

                  ngƣời (Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015).

                         + Sử dụng ngƣời khác bằng cách cƣỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức
                  khoẻ hoặc tinh thần để ngƣời đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong

                  trƣờng hợp này, ngƣời bị uy hiếp, tuỳ theo mức độ, có thể bị truy cứu  trách
                  nhiệm hình sự hay không. Ví dụ: A viết sẵn đơn tố cáo B phạm tội và cƣỡng

                  bức C điểm chỉ vào đơn tố cáo để gửi đến cơ quan công an. A bị xem là ngƣời
                  thực hành tội vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015). C do bị cƣỡng
                  bức, thực hiện hành vi không phù hợp với ý chí của mình mà không có sự chọn

                  lựa nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.

                         + Sử dụng ngƣời dƣới quyền mình bằng cách ra mệnh lệnh trái pháp luật
                  mà ngƣời thi hành không biết đƣợc tính trái pháp luật của mệnh lệnh, dẫn đến

                  ngƣời này thi hành mệnh lệnh, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khi đó,
                  ngƣời ra mệnh lệnh bị coi là ngƣời thực hành, ngƣời thi hành không phải chịu

                  trách nhiệm hình sự.

                         Hành vi khách quan của ngƣời không tự mình thực hiện tội phạm đƣợc
                  xác định là hành vi tác động đến ngƣời khác để ngƣời này thực hiện tội phạm,

                  nên ngƣời không tự mình thực hiện tội phạm đƣợc coi là bắt đầu thực hiện tội
                  phạm khi họ đã bắt đầu thực hiện hành vi tác động. Việc thực hiện hành vi mô
                  tả trong cấu thành tội phạm của ngƣời bị tác động xét về bản chất chỉ là kết quả

                  của hành vi tác động của ngƣời không tự mình thực hiện tội phạm. Tuy nhiên,
                  trong thực tế cần phân biệt hành vi của ngƣời thực hành trong trƣờng hợp này

                  với hành vi của ngƣời xúi giục - một trong bốn loại ngƣời đồng phạm.
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89