Page 80 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 80

79


                  thế giới, chúng ta thấy, khái niệm ngƣời đồng phạm chƣa đƣợc chú ý đúng mức

                  mà chỉ chú ý đến từng loại ngƣời đồng phạm cụ thể. Ví dụ: Quốc triều hình
                  luật không có quy phạm định nghĩa về ngƣời đồng phạm mà chỉ có quy định về

                  ngƣời đồng phạm là thủ phạm, chủ mƣu, kẻ tòng phạm.

                            Các văn bản pháp luật hình sự do Nhà nƣớc ta ban hành từ sau Cách
                  mạng tháng tám cho đến trƣớc thời điểm Bộ luật hình sự của nƣớc ta ra đời

                  cũng không đƣa ra khái niệm về ngƣời đồng phạm mà chỉ có quy định lúc đầu
                  là chính phạm, tòng phạm, sau là chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy, ngƣời xúi giục,
                  ngƣời tham gia, ngƣời giúp sức.


                           Nhƣ vậy, ngƣời đồng phạm không những phải thỏa mãn các điều kiện
                  của chủ thể tội phạm, mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu cố ý tham gia vào việc
                  thực hiện tội phạm với ngƣời khác. Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh chống tội

                  phạm, khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 đã chia những ngƣời đồng
                  phạm  thành  bốn  loại,  bao  gồm:  ngƣời  thực  hành,  ngƣời  tổ  chức,  ngƣời  xúi

                  giục, ngƣời giúp sức. Nhìn chung, những đặc điểm chủ quan ở những ngƣời
                  đồng phạm là giống nhau, vì vậy những đặc điểm thuộc phƣơng diện khách
                  quan trở thành tiêu chuẩn cơ bản phân biệt những loại ngƣời đồng phạm.


                         1. Người thực hành

                         Trong pháp luật hình sự nƣớc ta từ xƣa đến nay, ngƣời thực hành trong
                  đồng phạm cùng đã đƣợc ghi nhận với nhiều tên gọi khác nhau. Quốc triều

                  hình luật gọi ngƣời thực hành là thủ phạm:“Những kẻ xúi giục cho người ta
                  không biết là phạm pháp, hay là biết phép mà cứ xúi giục họ làm trái phép,
                  cũng là để cho người ta phạm pháp rồi bất ngờ tố cáo hay là để người khác

                  bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng hay hiềm khích mà xúi giục để cho người
                  ta phạm tội, thì cũng bị xử như người phạm pháp”.

                         Từ khi đất nƣớc đƣợc hoà bình thống nhất vào năm 1975, Nhà nƣớc ta

                  đã chú trọng hoàn thiện hoạt động của Bộ máy chính quyền mới trên mọi lĩnh
                  vực, vì vậy công tác lập pháp và hành pháp cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát

                  triển hơn thời kỳ trƣớc. Trong giai đoạn này, nhiều sách báo, công trình nghiên
                  cứu pháp lý có liên quan đến đồng phạm và ngƣời thực hành trong đồng phạm
                  đã xuất hiện với nhiều góc nhìn, khía cạnh nghiên cứu khác nhau gợi mở cho

                  Khoa học pháp lý những cơ sở để tiếp tục hoàn thiện những vấn đề lý luận
                  cũng nhƣ những quy định thực tiễn liên quan đến đồng phạm và ngƣời thực

                  hành trong đồng phạm.

                           Tuy nhiên, các văn bản pháp luật thời kỳ này chƣa đƣa ra một khái
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85