Page 77 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 77

76


                     Tội phạm có tổ chức thƣờng đƣợc các nhà báo của các nƣớc phƣơng Tây

              gọi tắt bằng từ Mafia hoặc tổ chức tội phạm, có những đặc điểm riêng biệt.
              Những đặc điểm này đƣợc thể hiện:

                     Thứ nhất, có sự liên kết rất chặt chẽ của nhiều ngƣời trong tổ chức tội

              phạm. Tính chặt chẽ của nó đƣợc thể hiện ở sự phân công rành mạch vai trò

              từng ngƣời: Ngƣời chủ mƣu, ngƣời cầm đầu, ngƣời chỉ huy, ngƣời thực hành.
              Mỗi ngƣời có một chức trách, nhiệm vụ nhất định mà không thể lẫn lộn. Chính

              vì thế, tổ chức tội phạm không phải chỉ có hai ngƣời mà bao giờ cũng nhiều
              ngƣời, có khi đến hàng chục, hàng trăm ngƣời tham gia ở các địa bàn, các lĩnh

              vực khác nhau. Mọi hoạt động của những ngƣời trong tổ chức đều có sự chỉ
              đạo thống nhất từ trên xuống dƣới. Thông thƣờng, ngƣời thực hành chỉ biết

              ngƣời chỉ huy trực tiếp chứ không thể biết đƣợc ngƣời cầm  đầu, ngƣời chủ
              mƣu, ngƣời đứng đầu của tổ chức tội phạm.

                     Thứ hai, trong tổ chức tội phạm có một kỉ luật rất nghiêm, hay còn gọi là

              “luật rừng”. Những phần tử muốn tham gia tổ chức phải trái qua những bƣớc
              thử thách nhất định. Chính vì thế, khi có hành vi phản bội của bất kì thành viên

              nào của tổ chức tội phạm thì chỉ có một trong hai cách hoặc là tự sát hoặc là sẽ
              bị đồng bọn tiêu diệt. Cho nên, các thành viên của tổ chức thƣờng trung thành
              với tổ chức tội phạm. Đây là điều khó khăn cho công tác điều tra, khám phá nói

              chung và đấu tranh với loại tội phạm này nói riêng.

                     Thứ ba, những ngƣời tham gia trong tổ chức tội phạm có thể thực hiện
              nhiều tội phạm khác nhau (phạm nhiều tội) hoặc phạm tội nhiều lần. Từ giết

              ngƣời, cƣỡng đoạt tài sản, cƣớp tài sản, buôn lậu... nhƣng hoạt động phạm tội
              của tổ chức phạm tội bao giờ cũng vì mục đích vụ lợi. Có nghĩa rằng, chúng

              hoạt động phạm tội không phải vì mục đích chính trị mà chỉ vì tiền. Cho nên,
              chúng không từ một thủ đoạn nào, miễn là kiếm đƣợc nhiều tiền. Chúng sẵn
              sàng buôn bán vũ khí, ma túy hoặc bất kì một hoạt động phạm tội nào nếu nhƣ

              nó mang lại lợi nhuận cho tổ chức. Khi đã có nhiều tiền, chúng lại sử dụng
              đồng tiền đó vào hoạt động phạm tội nhằm tẩy rửa đồng tiền nhƣ đầu tƣ vào

              các sòng bạc, khách sạn, nhà hàng, tham gia vào hoạt động kinh doanh dƣới
              các hình thức khác nhau… Khi đã có nhiều tiền, chúng dùng tiền mua chuộc

              những cán bộ có chức quyền hoặc hoạt động từ thiện nhằm bịt mắt các cơ quan
              bảo vệ pháp luật... Thậm chí, chúng còn tìm mọi cách khác nhau, kể cả phải chi

              phí một khoản tiền lớn để tìm cách đƣa ngƣời của chúng vào chiếm giữ những
              vị trí của chính quyền, tham gia điều hành các công việc của nhà nƣớc... nhằm
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82