Page 81 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 81

80


              niệm pháp lý cũng nhƣ các dấu hiệu đặc trƣng của ngƣời thực hành trong đồng

              phạm mà mới chỉ đƣa ra tên gọi của loại đồng phạm này. Chỉ đến lần pháp điển
              hoá lần thứ nhất năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nhà nƣớc ta mới ghi

              nhận  chính  thức  khái  niệm  ngƣời  thực  hành  trong  đồng  phạm:“Người  thực
              hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”.

                     Kể từ sau Bộ luật hình sự năm 1985, khái niệm và các dấu hiệu pháp lý

              về  ngƣời  thực  hành  trong  đồng  phạm  đã  đƣợc  nhiều  nhà  khoa  học  đề  cập,
              nghiên cứu và đã có rất nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra và khái niệm này tiếp tục
              đƣợc hoàn thiện trong cuốn:“Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam”:

              Người thực hiện là người thực hành toàn bộ hay một phần hành vi phạm tội
              được quy định trong các điều luật cụ thể của phần các tội phạm của Bộ luật

              hình sự.

                     Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015 ra đời, một lần nữa khẳng định
              quan điểm của luật Hình sự Việt Nam về chế định đồng phạm trong Bộ luật

              hình sự năm 1985. Tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
              Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Tức là, bằng hành vi
              của  mình,  ngƣời  thực  hành  thực  hiện  những  hành  vi  đƣợc  mô  tả  trong  cấu

              thành tội phạm.“Trực tiếp thực hiện tội phạm” có thể đƣợc coi là đặc điểm đặc
              trƣng của ngƣời thực hành, phản ánh vai trò và mối quan hệ của ngƣời thực

              hành đối với việc thực hiện một tội phạm (cố ý) cụ thể. Ngƣời thực hành chính
              là ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm cụ
              thể. Hành vi của ngƣời thực hành có mối quan hệ trực tiếp đối với hành vi

              đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể mà không qua một ngƣời khác
              là“cầu nối” có tác động trực tiếp đối với việc thực hiện hành vi đƣợc mô tả

              trong cấu thành tội phạm cụ thể. Hành vi của họ chỉ có thể là hành vi thỏa mãn
              một phần hoặc toàn bộ dấu hiệu hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm
              cụ thể.


                     Nhƣ vậy,“trực tiếp thực hiện tội phạm ” theo nghĩa này còn là đặc điểm
              để phân biệt ngƣời thực hành với những ngƣời đồng phạm khác. Những ngƣời
              đồng phạm khác không trực tiếp thực hiện tội phạm, họ chỉ có mối quan hệ

              gián tiếp đối với việc thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm cụ
              thể. Bằng hành vi tổ chức, xúi giục hay giúp sức việc thực hiện hành vi đƣợc

              mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể của ngƣời thực hành mà họ đã có tác
              động, ảnh hƣởng đến việc thực hiện tội phạm cụ thể.“Trực tiếp thực hiện tội

              phạm” còn có thể đƣợc hiểu là tự mình thực hiện tội phạm, tức là thực hiện tội
              phạm không qua hành vi của ngƣời khác.
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86