Page 85 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 85

84


                     Ngƣời bị tác động tuy không phải chịu  trách nhiệm hình sự  cùng với

              ngƣời tác động họ nhƣng những trƣờng hợp nhất định họ vẫn có thể phải chịu
              trách nhiệm hình sự một cách riêng biệt.

                     Đối  với  những  tội  phạm  mà  dấu  hiệu  khách  quan  đòi  hỏi  phải  chính

              ngƣời thực hành mới có thể thực hiện tội phạm nhƣ tội loạn luân (Điều 184 Bộ
              luật hình sựu năm 2015), tội đào ngũ (Điều 402 Bộ luật hình sự năm 2015)...

              thì ngƣời thực hành không thể có dạng thứ hai.

                     Nhƣ vậy, thay vì trực tiếp - tự mình thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong
              cấu thành tội phạm cụ thể, ngƣời thực hành dạng này đã sử dụng ngƣời khác

              nhƣ một công cụ để thực hiện hành vi đƣợc mô tà trong cấu thành tội phạm cụ
              thể mà ngƣời này lại không phải chịu trách nhiệm hình sự.

                     Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định đối với một số tội phạm trong Phần

              các tội phạm thì chủ thể những tội phạm này không phải là bất kỳ ngƣời nào có
              đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã
              thỏa mãn mà mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ - đòi hỏi ngƣời thực

              hiện hành vi phạm tội đó phải có thêm một số đặc điểm (dấu hiệu) khác có tính
              đặc trƣng, đặc thù. Do đó, các tội phạm có quy định chủ thể của tội phạm phải

              có thêm những dấu hiệu đặc thù (riêng biệt) ngoài hai dấu hiệu chung, phổ biến
              mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng phải có thì đƣợc gọi là “tội phạm có
              chủ thể đặc biệt”.


                     Đối với những tội phạm mà luật quy định chủ thể của tội phạm phải là
              “chủ thể đặc biệt” thì ngƣời thực hành một mình hay tất cả những đồng thực
              hành tội phạm phải có đầy đủ các dấu hiệu thể hiện của “chủ thể đặc biệt” mà

              cấu thành tội phạm đó đòi hỏi.

                      Về mặt lý luận, khi xem xét một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt
              nhƣ tội tham ô tài sản (Điều 353), tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124),

              tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375) Bộ luật hình sự năm 2015
              ...Theo đúng nguyên tắc, kẻ xúi giục ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình

              sự thực hiện hành vi phạm tội (không đủ điều kiện của chủ thể đặc biệt) thì
              không thể xem là ngƣời thực hành. Vì vậy, phải truy cứu trách nhiệm hình sự
              họ với tƣ cách là ngƣời xúi giục. Điều này rõ ràng là trái với tinh thần của Điều

              17 quy định khái niệm đồng phạm vì không thể có trƣờng hợp đồng phạm mà
              không có ngƣời thực hành. Đây chính là chỗ khuyết mà Luật hình sự hiện hành

              chƣa khắc phục đƣợc. Về điểm này, có quan điểm cho rằng phải chấp nhận
              xem ngƣời xúi giục ngƣời không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90