Page 83 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 83

82


              Bộ luật hình sự năm 2015), vừa có dấu hiệu đồng phạm tội buôn lậu (Điều 188

              Bộ luật hình sự năm 2015).

                     Một hành vi cũng có thể thoả mãn dấu hiệu đồng phạm của hai tội khác
              nhau. Ví dụ: A cho B mƣợn dao để đi tƣớc đoạt sinh mạng C nhằm chiếm đoạt

              tài sản. Trƣờng hợp này hành vi cho mƣợn dao của A đồng thời thoả mãn dấu
              hiệu đồng phạm tội giết ngƣời (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015) và tội

              cƣớp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015) .

                     Một hành vi có thể thoả mãn cấu thành tội phạm cụ thể vừa thoả mãn
              cấu thành định khung của một tội khác. Ví dụ: A đã gây thƣơng tích cho chủ

              tài sản là B để tẩu thoát. Trƣờng hợp này hành vi của A thoả mãn dấu hiệu định
              khung theo của tội trộm cắp tài sản (khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm
              2015)  đồng thời thoả mãn dấu hiệu của tội cố ý gây thƣơng tích (Điều 134 Bộ

              luật hình sự năm 2015).

                     Đối với trƣờng hợp những tội đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt
              đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Ví dụ: tội tham ô (Điều 353),

              tội  nhận  hối  lộ  (Điều  354),  tội  trốn  tránh  nghĩa  vụ  quân  sự  (Điều  332);  tội
              không chấp hành án (Điều 380), tội loạn luân (Điều 184), tội từ chối hoặc trốn

              tránh nghĩa vụ cấp dƣỡng (Điều 186), tội dâm ô với ngƣời dƣới 16 tuổi (Điều
              146)... thì ngƣời thực hành phải có đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
              Còn những ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức không cần có dấu

              hiệu của chủ thể đặc biệt.

                     - Hai là, bên cạnh những ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm cũng đƣợc
              xem là ngƣời thực hành trong trƣờng hợp một ngƣời tuy không tự mình trực

              tiếp thực hiện những hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm nhƣng đã sử
              dụng ngƣời khác nhƣ một công cụ, phƣơng tiện để thực hiện các hành vi đƣợc

              mô tả trong cấu thành phạm tội thì cũng bị coi là ngƣời thực hành. Là ngƣời đã
              quyết định thực hiện một tội phạm cụ thể, nhƣng lại không muốn tự mình thực
              hiện. Họ đã tác động đến ngƣời khác bằng nhiều cách khác nhau nhƣ lừa dối,

              đe doạ, mua chuộc... để ngƣời đó thực hiện tội phạm cho mình. Về hình thức
              bên ngoài, ngƣời bị tác động tuy đã thực hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả

              trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả của tội phạm, nhƣng thực chất ngƣời
              không trực tiếp thực hiện tội phạm đã sử dụng họ nhƣ một công cụ để thực
              hiện tội phạm. Ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi không có lỗi và không phải

              chịu trách nhiệm về hành vi họ đã thực hiện. Ngƣời đã sử dụng họ nhƣ một
              công cụ, không trực tiếp thực hiện tội phạm nhƣng phải chịu trách nhiệm về tội

              phạm mà họ đã gây ra. Trong trƣờng hợp này, có thể xảy ra các dạng sau:
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88