Page 87 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 87

86


              phạm. Ngoài ra, nếu ngƣời thực hành lại thực hiện một tội phạm khác nằm

              ngoài ý định phạm tội của ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức và
              bản thân những ngƣời này không hề biết trƣớc thì họ sẽ không đồng phạm với

              ngƣời thực hành về tội này.

                     Thực tiễn cho thấy, trong một vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành
              vi tham gia: tổ chức, xúi giục, giúp sức, thực hành, nhƣng cũng có thể chỉ có

              một loại hành vi là cùng trực tiếp thực hiện tội phạm (đồng thực hành), không
              có hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức. Mặt khác, một ngƣời đồng phạm có thể
              tham gia thực hiện tội phạm với một loại hành vi, nhƣng cũng có thể tham gia

              với nhiều loại hành vi khác nhau (vừa tổ chức, vừa xúi giục lại vừa trực tiếp
              thực hiện tội phạm). Họ có thể tham gia từ đầu, nhƣng cũng có thể tham gia khi

              tội phạm đã xảy ra, thậm chí cả khi tội phạm  đã bƣớc sang giai đoạn hoàn
              thành về mặt pháp lý nhƣng chƣa kết thúc trên thực tế.

                     Một vấn đề đƣợc đặt ra là, đối với ngƣời thực hành có đòi hỏi phải nhận

              thức đƣợc sự tác động, hỗ trợ thực hiện tội phạm từ phía ngƣời tổ chức, xúi
              giục, giúp sức hay không? Nhìn chung, hầu hết các trƣờng hợp phạm tội dƣới
              hình thức đồng phạm, ngƣời thực hành đều biết đƣợc sự tác động, hỗ trợ họ

              thực hiện tội phạm từ phía ngƣời tổ chức, xúi giục, giúp sức. Đây là vấn đề có
              tính phổ biến. Song cũng có trƣờng hợp ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm

              (ngƣời thực hành) lại không nhận thức đƣợc sự hỗ trợ, tác động (sự cùng tham
              gia thực hiện tội phạm) của ngƣời tổ chức, giúp sức. Vậy trong trƣờng hợp này
              giữa ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm với những ngƣời không trực tiếp thực

              hiện tội phạm (tổ chức, giúp sức việc thực hiện tội phạm) có xuất hiện quan hệ
              đồng phạm không.

                     Lý giải điều này, căn cứ vào Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, mối liên

              hệ chủ quan giữa những ngƣời đồng phạm là mối quan hệ hai chiều giữa ngƣời
              thực  hành  với  những  đồng  phạm  khác  (ngƣời  tổ  chức,  xúi  giục,  giúp  sức).

              Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức chỉ có thể gây ra sự tác động nào đó đối với
              ngƣời thực hành tội phạm mà ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức
              cùng tham gia thực hiện nếu ngƣời thực hành nhận thức đƣợc sự tác động, hỗ

              trợ ấy. Bởi lẽ, bản chất của sự liên kết, thống nhất về mặt chủ quan trong đồng
              phạm chính là mối liên hệ, tác động hỗ trợ và ảnh hƣởng lẫn nhau về mặt tâm

              lý giữa những ngƣời đồng phạm. Tất nhiên, mối liên hệ chủ quan hai chiều này
              chỉ tồn tại giữa những ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm với ngƣời tổ chức,

              xúi giục, giúp sức. Thế còn giữa những ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời
              giúp sức không đòi hỏi mối liên hệ chủ quan hai chiều này.
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92