Page 89 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 89

88


                     * Điểm khác biệt nữa là trong khi hành vi thực hành có thể đƣợc thực

              hiện dƣới hình thức hành động hoặc không hành động phạm tội thì hành vi xúi
              giục nhất thiết phải là hành vi hành động phạm tội. Hành vi đó đƣợc thể hiện

              dƣới các dạng: kích động, khêu gợi. lôi kéo, lừa phỉnh, dụ dỗ. Hành vi xúi giục
              để ngƣời này dụ dỗ ngƣời khác nữa thực hiện tội phạm cần đƣợc xác định là
              xúi giục, hành vi xúi giục ngƣời khác giúp sức cho việc thực hiện tội phạm cần

              xác định là hành vi giúp sức.

                     * Hành vi của ngƣời thực hành cũng khác với hành vi của ngƣời giúp
              sức bởi lẽ hành vi của ngƣời giúp sức chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực

              hiện  tội  phạm  chứ  nó  không  trực  tiếp  thực  hiện  tội  phạm.  Ngƣời  giúp  sức
              không thực hiện hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong thực

              tế việc  phân biệt hành vi  giúp sức và hành  vi thực hành  nhiều  khi  còn gặp
              nhiều khó khăn vì nhiều hành vi vừa mang tính chất tạo điều kiện lại vừa mang
              tính chất thực hiện tội phạm.


                     * Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt, một ngƣời nếu đã thực
              hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm mà không thoả mãn
              các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt cần coi đó là hành vi giúp sức chứ không phải là

              hành vi của ngƣời thực hành. Ví dụ: Một ngƣời cảnh giới tạo điều kiện cho chú
              quan hệ với cháu ruột. Hành vi giúp sức thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi ngƣời

              thực hành thực hiện hành vi phạm tội hoặc có thể xảy ra khi hành vi của ngƣời
              thực hành đang diễn ra. Thông thƣờng ngƣời xúi giục đồng thời là ngƣời thực
              hành, những trƣờng hợp chỉ xúi giục không thì rất ít khi diễn ra.


                     * Điểm khác biệt nữa giữa ngƣời thực hành với ngƣời tổ chức, ngƣời xúi
              giục, ngƣời giúp sức đó là đối với những tội quy định chủ thể đặc biệt là dấu
              hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì ngƣời thực hành phải đáp ứng đƣợc

              dấu  hiệu  này.  Trƣờng  hợp  đồng  phạm  có  nhiều  ngƣời  thực  hành  thì  tất  cả
              những ngƣời thực hành đó cũng phải đáp ứng đƣợc dấu hiệu chủ thể đặc biệt.

              Trong khi đó những ngƣời đồng phạm khác nhƣ ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục,
              ngƣời giúp sức thì không nhất thiết phải có dấu hiệu này.

                     Mặc dù có những điểm khác nhau nhƣ đã nêu trên nhƣng giữa ngƣời

              thực hành và ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức vẫn có mối quan hệ
              qua lại, tác động lẫn nhau thể hiện trƣớc hết và chủ yếu ở mặt chủ quan của
              ngƣời thực hành với những ngƣời đồng phạm khác. Ngƣời thực hành và những

              ngƣời đồng phạm khác thống nhất về ý chí và có ý định thống nhất về việc
              thực hiện tội phạm chung.
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94