Page 90 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 90

89


                         2. Người tổ chức

                         Khái niệm ngƣời tổ chức đƣợc đề cập trong Quốc triều Hình luật, Hoàng

                  Việt luật lệ với các tên gọi ngƣời khởi xƣớng, ngƣời đứng đầu, kẻ chủ mƣu,
                  ngƣời tạo ý đầu tiên. Các văn bản pháp luật hình sự của nƣớc ta đƣợc ban hành

                  sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trƣớc khi pháp điển hóa lần thứ
                  nhất Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về ngƣời tổ chức với các tên gọi chủ

                  mƣu, cầm đầu, tổ chức, chỉ huy.

                         Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng nhƣ khoản 2 Điều 20
                  Bộ luật hình sự năm 1999, Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy

                  định về ngƣời tổ chức nhƣ sau: Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ
                  huy việc thực hiện tội phạm. Quy định này là sự đúc kết từ thực tiễn đấu tranh
                  chống tội phạm ở Việt Nam.


                         Mặc dù khái niệm ngƣời tổ chức đƣợc ghi nhận bằng định nghĩa pháp lý,
                  tuy nhiên trong khoa học luật hình sự vẫn có quan niệm khác về khái niệm
                  ngƣời tổ chức có thể phạm tội độc lập và trong trƣờng hợp này có trách nhiệm

                  hình sự  vẫn phải đƣợc đặt ra, mặc dù ngƣời tổ chức không phải là ngƣời đồng
                  phạm. Nhƣ vậy khái niệm ngƣời tổ chức thực hiện tội phạm phải bao gồm hai

                  trƣờng hợp: ngƣời tổ chức trong đồng phạm và ngƣời tổ chức thực hiện tội
                  phạm trong trƣờng hợp phạm tội độc lập (nhƣ các tội: tổ chức đánh bạc hoặc
                  gá bạc (Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015), tổ chức tảo hôn (Điều 183 Bộ

                  luật hình sự năm 2015), tổ chức ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài và ở lại nƣớc
                  ngoài  nhằm  chống  chính  quyền  nhân  dân  (Điều  121  Bộ  luật  hình  sự  năm

                  2015)....Theo đó, ngƣời tổ chức bao gồm các dạng nhƣ chủ mƣu, cầm đầu, chỉ
                  huy nhóm đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.

                         - Người chủ mưu là ngƣời chủ động gây ra tội phạm, gợi ra những âm

                  mƣu, phƣơng hƣớng hoạt động phạm tội. Ví dụ: muốn có tiền tiêu xài nên A đã
                  rủ các bạn của mình về cƣớp nhà mình. Đây là ý tƣởng do A nêu ra vì không ai
                  khác hơn A hiểu rõ gia đình, cha mẹ mình. Sau khi sắp xếp mọi việc, A không

                  tham gia cƣớp mà để các bạn mình tiến hành. A bị xem là ngƣời chủ mƣu trong
                  vụ phạm tội này.

                         Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, năm 1999 hay năm 2015, cũng nhƣ

                  các  văn  bản  hƣớng  dẫn  thi  hành  Bộ  luật  hình  sự  không  giải  thích  thuật
                  ngữ:“người chủ mưu”. Xong từ thực tiễn hiện nay đều thống nhất cho rằng:

                  ngƣời chủ mƣu là ngƣời chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, có sáng
                  kiến thành lập băng nhóm tội phạm, đề xuất những âm mƣu và vạch ra đƣờng
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95