Page 79 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 79

78


                     Do đó, dù có khác nhau về cách diễn đạt nhƣng những qua điểm nói trên
              về tội phạm có tổ chức đều thống nhất coi tội phạm tổ chức là khái niệm dùng

              để chỉ các tổ chức tội phạm và hoạt động phạm tội của các tổ chức đó.

                      Cần khẳng định, phạm tội có tổ chức là hai khái niệm của luật hình sự,
              còn tội phạm có tổ chức là một khái niệm của tội phạm học, nhƣng ba khái
              niệm này đều có một điểm chung, đó là đều có thuật ngữ “tổ chức”, mà thuật

              ngữ này thể hiện tính chất của một sự vật, hiện tƣợng đƣợc tập hợp một cách
              thống nhất; các yếu tố cấu thành tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói

              cách khác, những ngƣời tham gia tổ chức tội phạm, thực hiện tội phạm bằng
              phƣơng thức phạm tội có tổ chức hoặc thực hiện các tội phạm có tổ chức đều
              có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự
              năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015, mặc dù chƣa đƣa ra khái niệm “Tội

              phạm có tổ chức”, nhƣng Phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự cũng đã
              đề cập đến nhiều hành vi phạm tội mà “tổ chức” là yếu tố, dấu hiệu cấu thành
              của tội phạm đó. Chẳng hạn: Tội tổ chức, cƣỡng ép, xúi giục ngƣời khác trốn

              đi nƣớc ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
              (Điều 120 Bộ luật hình sự năm 2015), hay trƣờng hợp tội hoạt động nhằm lật
              đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015).

                     Nhƣ  vậy,  “Tội  phạm  có  tổ  chức”  có  nghĩa  hoàn  toàn  khác  và  không

              trùng lặp với với các thuật ngữ “Phạm tội có tổ chức” hay “Tổ chức phạm tội”.
              Các băng, ổ nhóm phạm tội chỉ có thể hoặc chỉ là hình thức đồng phạm thông
              thƣờng hoặc là hình thức đồng phạm cao hơn và vẫn đƣợc gọi là “Phạm tội có

              tổ chức” mà không phải là tội “Tội phạm có tổ chức”. “Tội phạm có tổ chức”
              thƣờng đƣợc sinh ra trong xã hội có nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động phạm tội
              theo một phƣơng hƣớng, mục đích nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có kỉ

              luật nghiêm khắc, có ngân quỹ tài chính độc lập, mọi hoạt động phạm tội đều
              có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dƣới.

                     Nhận  diện  và  phân  biệt  đƣợc  phạm  tội  có  tổ  chức  với  các  hình  thức
              phạm tội khác giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật chủ động đề ra các biện pháp

              đấu tranh chống loại tội phạm này có hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh
              chính trị và trật tự xã hội trên đất nƣớc Việt Nam.

                     II. CÁC LOẠI NGƢỜI TRONG ĐỒNG PHẠM

                      Trong việc thực hiện tội phạm của mình, hành vi của những ngƣời đồng
              phạm không hoàn toàn giống nhau mà vai trò, tính chất và mức độ tham gia

              phạm tội của họ là khác nhau.

                      Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự ở nƣớc ra cũng nhƣ các nƣớc trên
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84