Page 76 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 76

75


                  tổ chức đã nêu ở trên thì sẽ đƣợc coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

                  hoặc tình tiết định khung tăng nặng trong từng tội phạm cụ thể. Khi tiến hành
                  điều tra, xét xử nếu làm rõ đƣợc tình tiết này sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng

                  loại và mức hình phạt tƣơng xứng với tính nguy hiểm mà ngƣời phạm tội đã
                  phạm.


                         Trong các nhóm phạm tội thì tổ chức phạm tội có tính chất nguy hiểm
                  nhất, bởi vì những thành viên của tổ chức phạm tội không chỉ thỏa thuận với

                  nhau về việc cùng tham gia thực hiện hoạt động tội phạm mà còn thống nhất
                  hình thành những tổ chức bất hợp pháp bền vững, chặt chẽ.

                         Tổ chức phạm tội đƣợc Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thành tội

                  danh độc lập. Chẳng hạn, Điều 183 về tội tổ chức tảo hôn; Điều 265 về tội tổ
                  chức đua xe trái phép; Điều 322 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc... Trƣờng

                  hợp này, ngƣời phạm tội là ngƣời đứng ra tổ chức cho ngƣời khác thực hiện tội
                  phạm đƣợc quy định thành tội danh riêng chứ không phải là đồng phạm với

                  những ngƣời tham gia.

                         Nhƣ vậy, để xác định một trƣờng hợp phạm tội trong đó có sự tổ chức là

                  trƣờng hợp phạm tội có tổ chức hay tổ chức phạm tội, chúng ta cần nghiên cứu
                  xem trong Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định tội phạm đƣợc thực hiện thông

                  qua hành vi tổ chức hay không. Nếu hành vi tổ chức cho ngƣời khác phạm tội
                  đƣợc Bộ luật hình sự quy định thành một tội phạm độc lập thì hành vi đó không bị

                  xem là đồng phạm hoặc cao hơn là trƣờng hợp phạm tội có tổ chức. Nếu Bộ luật
                  hình sự không quy định hành vi tổ chức cho ngƣời khác phạm tội là một tội phạm

                  độc lập thì ngƣời thực hiện hành vi đó bị xem là ngƣời tổ chức trong đồng phạm.

                         b. Phân biệt trường hợp phạm tội có tổ chức với tội phạm có tổ chức

                         Một là, tội phạm có tổ chức là thuật ngữ của khoa học nghiên cứu tội

                  phạm  (tội  phạm  học)  chứ  không  phải  của  luật  hình  sự.  Thông  qua  kết  quả
                  nghiên  cứu  về  tội  phạm  xảy  ra  trong  từng  ngành,  từng  lĩnh  vực,  từng  địa

                  phƣơng hoặc trong phạm vi toàn quốc, trong một khoảng thời gian nhất định,
                  các nhà tội phạm học đã phát hiện một hình thức đồng phạm đặc biệt mà mức

                  độ của nó còn cao hơn nhiều so với trƣờng hợp phạm tội có tổ chức. Điều đó
                  có nghĩa rằng, tội phạm có tổ chức chứa đựng tính nguy hiểm rất cao mà nếu

                  chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng (Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015) hoặc tình
                  tiết định khung tăng nặng trong từng điều luật cụ thể thì vẫn chƣa đủ để trừng

                  trị với những ngƣời đã tham gia tổ chức tội phạm này.
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81