Page 132 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 132

Xây dựng kế hoạch thăng tiến cho nhân sự theo từng giai đoạn. Chính sách lương, thưởng, thâm
               niên cho người lao động có thời gian cống hiến với hoạt động của doanh nghiệp.

                  Tổ chức các sinh hoạt, nghỉ dưỡng nhằm kết nối hoạt động doanh nghiệp thành một khối đồng
               nhất, để người lao động tái tạo sức làm việc. Để người lao động nhìn thầy, nhận ra, hoạt động của
               doanh nghiệp chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Sự gắn kết, gắn bó và đồng hành cùng doanh
               nghiệp trong tương lai là điều cần thiết và tốt đẹp nhất. “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp
               chính là con người” (Matsushita Konosuke, 2000).


                  5. Kết luận.

                  Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều, nhưng rủi ro do thiếu hụt lao động, do
               không có người lao động cộng tác, làm việc là điều nguy hại rất lớn đối với doanh nghiệp. Doanh
               nghiệp thực hiện chi trả mức lương vùng theo quy định pháp luật là đúng, nhưng thực tế chi phí
               sinh hoạt trên thị trường thì chênh lệch khá lớn. Doanh nghiệp cần sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện
               để người lao động có tổng thu nhập phù hợp, cân đối với mức thực tế chi phí sinh hoạt trên thị
               trường. Có như thế, người lao động mới an tâm tham gia cộng tác trong hoạt động kinh doanh, sản
               xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới tránh được những rủi ro về vấn đề thiếu hụt nhân công
               làm việc, tránh được việc ngừng trệ kinh doanh, sản xuất, rủi ro lớn hơn là đóng cửa doanh nghiệp.

                       Với những điều doanh nghiệp đã khắc phục trong rủi ro xảy ra được nêu trên. Với những
               đề xuất, kiến nghị trong giải pháp của nhóm tác giả bài viết này. Nhóm tác giả tin tưởng rằng,
               doanh nghiệp trong tương lai sẽ có các chính sách thiết thực tới người lao động, sẽ có những kế
               hoạch trong quản trị rủi ro tốt hơn trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, tránh được những
               rủi ro phát sinh về sự biến động nhân sự, gây thiếu hụt nhân sự, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất,
               kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thành công thắng lợi vì người lao động của
               doanh nghiệp cảm thấy được hài lòng, được gắn bó dài lâu với doanh nghiệp. “Nếu các tổ chức
               không thể cung cấp môi trường làm việc tốt, thì từ phía người lao động sẽ xuất hiện sự không

               hài lòng” (Herzberg, 1959).



               TÀI LIỆU/ GIÁO TRÌNH THAM KHẢO:
                  1.  Hội, Q. (2019). Bộ luật lao động 2019.
                  2.  Khiêm, P. V. (2018). Quản trị sự thay đổi trong các tổ chức
                  3.  Mak,  W.  M.  (2000).  The  Tao  of  people-based  management. Total  Quality
                      Management, 11(4-6), 537-543.

                  4.  Maslow,  A.  (1943).  Maslow’s  hierarchy  of  needs. Index  of  DOCS/Teacing  {sp}
                      Collection/Honolulu.
                  5.  Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định mức lương tối
                      thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
                  6.  Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ về quy định mức lương tối
                      thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
                  7.  Nguyễn Thu, B. (2013). Pháp luật đại cương






                                                                                                         131
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137