Page 128 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 128
Theo Điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 của Chính phủ, hiệu
lực ngày 01/01/2020. Mức lương vùng 1 là 4.420.000 đồng, công tối thiểu 7% đối với người lao
động đã qua đào tạo.
Như vậy, việc thực hiện theo đúng quy định pháp luật về mức lương, buộc Doanh nghiệp phải
tuân thủ và thực hiện. Người lao động khi tham gia làm việc tại các Doanh nghiệp cũng cần phải
hiểu biết và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật đối với mức lương vùng đã ban hành.
b. Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động
Doanh nghiệp đã tiếp nhận và tổ chức đào tạo cho người lao động theo từng hạng mục có tay
nghề và chưa có tay nghề, đưa ra lộ trình thăng tiến cho người lao động thấy được kế hoạch và
chiến lược của doanh nghiệp.
Sự thăng tiến của người lao động thông qua kỹ năng, tay nghề, qua đào tạo, đồng nghĩa với
việc tăng hiệu suất làm việc, và qua đó, mức thu nhập được tăng lên.
Với lộ trình thăng tiến kỹ năng, trình độ được doanh nghiệp đưa ra, người lao động thấy được
rõ ràng về giá trị và năng lực cống hiến đối với doanh nghiệp được ghi nhận. Tạo sự an tâm gắn
kết, tạo sự hài lòng giữa doanh nghiệp và người lao động.
“Nếu các tổ chức không thể cung cấp môi trường làm việc tốt, thì từ phía người lao động sẽ
xuất hiện sự không hài lòng” (Herzberg, 1959).
c. Mỗi bằng cấp, chứng nhận đào tạo có được, sẽ được tăng thêm một khoản thu nhập
vào lương trong mỗi tháng.
Doanh nghiệp khuyến khích tất cả người lao động mới và cũ trong doanh nghiệp, nâng cao
trình độ thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài hạn, nội bộ và thuê ngoài do doanh nghiệp tổ
chức hoặc tự túc. Người lao động sẽ được cộng thêm một khoản vào lương mỗi tháng khi người
lao động có thêm bằng cấp, chứng nhận đào tạo. Điều này đã khuyến khích người lao động trong
doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu rất nhiều. Chính sách này đã thu hút nguồn lao động mới từ nhiều
nơi khác với kỹ năng, trình độ được thể hiện qua bằng cấp, thực tế tay nghề cao tìm về với doanh
nghiệp.
Bằng cách này, doanh nghiệp đã có một lực lượng người lao động ổn định và có trình độ, kỹ
năng, kinh nghiệp nhiều hơn trước đây. Hiệu suất làm việc, chất lượng sản phẩm được cải thiện
rõ ràng và tốt hơn rất nhiều.
d. Duy trì hiệu suất làm việc giống nhau hoặc tăng hơn trong các tháng
Việc duy trì hiệu suất làm việc trong mỗi tháng cách nhất quán hoặc hiệu suất tăng vượt so với
các tháng trước đó cũng được ghi nhận và chi trả bằng khoản tiền thưởng tính theo % lượng sản
phẩm vượt vào lương của tháng. Chính điều này đã kích thích người lao động chuyên tâm, tập
trung, nỗ lực hết mình trong ca làm việc. Mức thưởng sản phẩm vượt hoặc mức duy trì ổn định
sản lượng trong mỗi tháng, hiệu quả làm việc của người lao động nói chung trong doanh nghiệp
không có sự sụt giảm, đã làm cho người người lao động an tâm, nỗ lực hơn rất nhiều cho công
việc. Ghi nhận thực tế về hiệu quả làm việc của mỗi người, tăng tổng mức thu nhập của người lao
động trong tháng. Với cách thức này, doanh nghiệp cũng phân loại ngay được từ khâu đầu vào của
127