Page 66 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 66
Lợi thế của Grab tại thị trường Đông Nam Á?
Còn với Grab, công ty này chính thức mở rộng thị trường ra Đông Nam Á vào 2013 - đúng
năm Uber nhảy vào kinh doanh. Grab cũng đã liên tục báo lỗ như riêng tại Việt Nam, sau 3 năm
hoạt động, công ty báo lỗ khoảng 938 tỷ đồng. Rõ ràng, cả Uber và Grab đều đang lỗ nặng.
Uber và Grab đều đang có 1 chiến thuật để cạnh tranh tại khu vực Đông Nam Á. Trong khi Uber
có năng lực tìm kiếm thị trường toàn cầu, Grab gắn thương hiệu với thị trường ASEAN với chiên lược
địa phương hoá (dịch vụ, nhân sự, thanh toán…) Bên cạnh đó, công ty này đã như ở Myanmar chỉ có
dịch vụ gọi taxi, tại Thái Lan, Campuchia, Indonesia và Việt Nam – thì có dịch vụ xe gắn máy công
nghệ.. Hiện giao hàng và giao thức ăn trở nên phổ biến tại tất cả các thành phố Đông nam Á.
Năm 2017, trong khi Grab tuyên bố đã có được 95% thị phần trong dịch vụ xe công nghệ và
71% trong dịch vụ gọi xe riêng, Uber thu hẹp dần thị trường để thực hiện các chiến lược toàn cầu
riêng, và Grab đang trở thành nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất khu vực.
2. Theo Bishop (2019)
Uber là một điển hình về nền kinh tế chia sẻ. Uber rất thành công, trên nhiều mặt. Đó là tập
đoàn toàn cầu được vận hành bởi tối đa hóa lợi nhuận / giảm thiểu chi phí dựa trên nền tảng (ứng
dụng) CNTT hay kỹ thuật số để tạo điều kiện chia sẻ ngang hàng (peer-sharing) hoặc tiêu dùng
hợp tác (collaborative consumption). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế chia sẻ và vai trò
chi phối của một số tập đoàn quốc tế trong thị trường hàng hóa / dịch vụ cụ thể - chia sẻ chuyến
đi/ giao nhận (Uber, Lyft và Ola); giao đồ ăn (Uber Eats, Deliveroo và Grubhub) - đã có tác động
lớn đến lực lượng lao động (labour force) và khái niệm về thuê người làm. Hai mô hình kinh doanh
được quan tâm là mô hình đi chung xe ( ride-sharing) và mô hình giao đồ ăn (food delivery). Uber
đã cố gắng rất tốt trong cả hai dịch vụ này.
Tuy nhiên, Uber đã bị chỉ trích có liên quan đến ba rủi ro: 1) tự phân loại mình là một công ty công
nghệ - không phải là công ty dịch vụ vận tải…; 2) phân loại ứng dụng của Uber như các đối tác thay
cho nhân viên; và 3) thu hút những người lái xe sẵn sàng chịu trách nhiệm về rủi ro và chi phí liên
quan đến công việc thông qua các hợp đồng “ tài xế- đối tác”. Các vấn đề trên vẫn đang được xem xét
các hệ quả của dịch vụ đối với các doanh nghiệp các ngành như khách sạn và du lịch, giao thông vận
tải; lực lượng lao động và cả nền kinh tế; và có đem lại lợi ích cho toàn xã hội hay không?
C. Vấn đề gợi mở
rd
1. Bên thứ ba (3PP- 3 party partner), nhà thầu đôc lập: hình thức hợp tác, các lưu ý và giới
hạn ( nếu có) trong ride-sharing.
2. Vấn đề data privacy and security trong app-based bysiness model
3. Sharing economy trong bối cảnh Việt nam
4. Ứng dụng xe công nghệ tại Việt nam
D. Bài giảng tình huống thiết kế cho
Các môn học: Thương mại điện tử, Hệ thống thống tin quản lý, Hành vi khách hang trực tuyến,
Quản trị chiến lược toàn cầu, và Quản trị Logistics.
Cấp học: Tình huống trên lớp cho Sinh viên đại học và tham khảo cho Trên Đại học
65