Page 171 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 171

Bên cạnh việc đọc thơ, nhà thơ Lê Văn Ngăn còn hát
            nữa. Anh hát rất hay! Giọng hát của anh đầy nội lực, khả năng
            xử lý từng nốt nhạc tinh tế, tự tin như một người ca sĩ chuyên
            nghiệp. Tôi đã rất chí thú khi nghe anh hát bài Tình ca của
            nhạc sỹ Phạm Duy. Ca khúc này giai điệu âm nhạc hay, ca từ
            đẹp, nội dung trữ tình nên rất phù hợp với chất giọng của nhà
            thơ Lê Văn Ngăn. Nhờ nghe anh hát Tình ca mà tôi cứ nhớ
            hoài đoạn nhạc có hình ảnh ba dòng sông lớn của nước mình
            khi nhạc sĩ Phạm Duy rất tài hoa để khái quát đặc điểm, tính
            chất của ba miền Bắc Trung Nam: “…biết ái tình ở dòng sông
            Hương, sống no đầy là nhờ Cửu Long, máu sông Hồng đỏ vì
            chờ mong…”. Khi tuổi đã lớn nhà thơ Lê Văn Ngăn không còn
            chí thú với chuyện đọc thơ, hát ca khúc nữa nên cũng thiệt
            thòi cho một số anh chị em quen biết với anh sau này.

                    Những chuyến công tác ở Quy Nhơn, tôi cũng thường
            ghé nhà thăm anh và chị Hạnh Phước rồi sau đó hai anh em
            tìm một quán cà phê hàn huyên, tâm sự.

                    Qua những câu chuyện kể, tôi hiểu nỗi lòng đau đáu
            với Huế quê nhà luôn thường trực trong anh. Một thời niên
            thiếu hàn vi trong mái ấm gia đình, một thời thanh xuân gắn
            kết với tuổi trẻ học đường đô thị, một thời phiêu bạt tang
            bồng trong thời chiến, rồi một thời phải sống xa quê hương
            sau khi thống nhất đất nước. Và với anh, thời nào thì tình cảm
            về nơi chốn sinh ra, lớn lên của anh cũng là nỗi nhớ thương vô
            hạn, sâu nặng nghĩa tình. Tập thơ Viết dưới bóng quê nhà
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176